ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghỉ Tết: Con “lây” thói hư từ bố mẹ
Tuesday, February 2, 2010 10:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau khi được nhận những đồng tiền mừng tuổi đầu tiên, bé An đã “gạ gẫm”: “Bố ơi, chơi ba cây đi. 1 “ăn” 3 nhé”.

Tết đến, xuân về, bố mẹ và người lớn trong gia đình tha hồ nhậu nhẹt, đánh bài, đi chơi thâu đêm suốt sáng… xả láng. Bé cũng chỉ vì “gần mực” mà hư thêm chút ít trong dịp Tết.

Ăn ngủ “vô tổ chức”

Bố mẹ bắt đi ngủ, bé Nhím 4 tuổi phụng phịu: “Sao con không được thức khuya? Còn bố mẹ và chú Nam thì được?”.

Giống như Nhím, rất nhiều bé khác khi Tết đến thường tranh thủ ngủ ít, thức khuya để xem phim hoạt hình, chơi điện tử. Việc ăn uống cũng xáo trộn giờ giấc. Bụng lúc nào cũng ấm ách toàn nước ngọt, bánh kẹo và bỏ cơm.

Ngày Tết, bố mẹ cũng dễ dãi và bận rộn hơn. Bé thường tận dụng để làm những việc mình thích. Có thể bé thức khuya từ đêm giao thừa, sáng mùng 1 dậy muộn, bỏ qua bữa sáng… Cứ như thế, hình thành một nếp sinh hoạt mới. Việc ăn ngủ thất thường sẽ ảnh hướng tới sức khỏe của bé và một thói quen không tốt, khó sửa chữa khi hết kỳ nghỉ Tết.

Thói quen ăn ngủ “vô tổ chức” sẽ khiến bé dễ mắc phải các bệnh trong dịp Tết như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, cảm sốt, sụt cân…

Nghỉ Tết: Con ’lây’ thói hư từ bố mẹ - Tin180.com (Ảnh 1)
Hãy rèn cho bé thói quen ăn ngủ đều đặn ngay cả trong kỳ nghỉ Tết

Luôn nhớ rằng cha mẹ lúc nào cũng là tấm gương cho bé ngày Tết. Nếu bố mẹ duy trì được nếp sinh hoạt thường ngày, không thức quá khuya, dậy quá muộn, ăn uống nghỉ ngơi theo bữa, bé sẽ “giữ” được nếp sinh hoạt hàng ngày để giữ gìn sức khỏe trong những ngày Tết.

Trước ngày Tết, bố mẹ nên “quy định” với bé. Ví dụ: con có thể thức khuya đến 10 giờ thôi. Sáng con dậy như giờ đi học nhé.

Không nên cho bé ăn nhiều bánh mứt kẹo trước bữa ăn. Nên duy trì cho bé ba bữa ăn chính hàng ngày với cơm nóng, canh sốt thay vì bỏ bữa hoặc ăn thừa thức ăn của những bữa trước tích tụ lại.

Tập tành bài bạc

Bé An con bố Hiệu (Gia Lâm – Hà Nội) sau khi được nhận những đồng tiền mừng tuổi đầu tiên đã “gạ gẫm”:

- Bố ơi, chơi ba cây ăn tiền đi. 1 “ăn” 3 nhé.

Ai mà chỉ nghe qua giọng, cứ tưởng bé phải là “dân cờ bạc” sành sỏi. Mà quả đúng vậy, từ các trò chơi đơn giản như tiến lên, cờ caro, cá ngựa, trò nào bé cũng chơi. Nhưng kèm theo một điều kiện duy nhất: phải chơi ăn tiền.

Bé An cũng ngoan lắm, nhưng nhiễm thói xấu này cũng chỉ vì gia đình. Cứ mỗi dịp lễ, tết bố An và các chú trong gia đình chỉ có một thú vui duy nhất là ngồi khoanh chân vòng tròn trên chiếu, quên ăn, quên ngủ.

Có mẹ còn phàn nàn rằng: “Con em và con hàng xóm bắt chước bố. Cứ lấy những vật nho nhỏ cho vào cốc nhựa, lắc rồi úp xuống như kiểu đánh bạc. Sau kỳ nghỉ tết, lớp của bé có rất nhiều cháu mang bộ bài tới lớp chơi”.

Chuyện người lớn chơi bài ăn tiền dù ít dù nhiều, đánh vui hay sát phạt nhau sẽ có tác động trực tiếp với bé. Bé sẽ bị ám ảnh chuyện hơn thua. Nguy hiểm hơn, “mầm mống” cờ bạc sẽ dần dần hình thành trong con người bé.

Để giúp bé tránh khỏi tật xấu này, trước hết người lớn trong gia đình cần phải làm gương cho bé. Bố mẹ nên bỏ ngay tư tưởng “đánh vui một tí lấy hên ngày Tết”. Tránh chơi bài bạc nhiều, ngay trước mặt bé.

Nghỉ Tết: Con ’lây’ thói hư từ bố mẹ - Tin180.com (Ảnh 2)

Dạy bé bỏ ống tiết kiệm tiền mừng tuổi, quên đi chuyện đánh bài ăn tiền

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần hướng dẫn bé sử dụng tiền mừng tuổi một cách hợp lý, hiệu quả và có ích. Ví dụ, mẹ có thể mua con heo đất, bỏ tiền mừng tuổi của bé vào, để sau bé mua sách vở, quần áo hoặc đi du lịch vào dịp hè.

Khi được bàn bạc kỹ lưỡng, bé sẽ biết cách “tiêu tiền” hợp lý và quên đi chuyện đánh bạc.

Chơi điện tử “thả phanh”

Do quá bận rộn với Tết, nhiều bố mẹ thả lỏng “kỷ luật sắt” hàng ngày, bé tha hồ dán mắt vào màn hình vi tính chơi điện tử.

Bé Bi con mẹ Hoa (Nguyễn Du – Hà Nội) cứ ăn xong là luyện game online trong cả kỳ nghỉ Tết. Bố mẹ có cằn nhằn một tí, bé chỉ chống chế: “Bố mẹ bận tiếp khách thế, con biết làm gì?”. Chị Hoa nghe thấy thế bùi tai, tặc lưỡi: “Thế là may. Con chơi game chỉ ở trong nhà, chứ chạy đi chơi thì mình làm sao kiểm soát được”.

Dịp Tết, bé được nghỉ ngơi, giải trí, nhưng bố mẹ tránh để bé giết thời gian bằng việc chơi điện tử. Bố mẹ nên hướng cho bé vào những hoạt động lành mạnh như đưa bé đi chúc tết ông bà, họ hàng, tham gia các trò chơi dân gian thường được tổ chức ở các địa điểm như bảo tàng, cung thiếu nhi…

Tốt nhất, bố mẹ nên có “lịch trình” cụ thể cho tất cả các hoạt động vui chơi trong đợt nghỉ tết của bé.

Nếu bé đã đi học lớp 1 trở lên, bố mẹ cũng đừng quên kiểm tra bé làm bài tập cô giáo giao. Có thể phân chia lượng bài tập, mỗi ngày bé chỉ cần dành 1 – 2 tiếng làm bài tập là đủ. Không nên dồn số lượng bài tập lại, ăn tết xong mới làm cả thể hoặc để sát ngày đi học “nước đến chân mới nhảy”.

Nghỉ Tết: Con ’lây’ thói hư từ bố mẹ - Tin180.com (Ảnh 3)
Không “thả” bé luyện game cả ngày trong những ngày nghỉ Tết

Như vậy, bố mẹ vừa tránh được việc con nghiện chơi game, hại mắt mà vẫn duy trì thói quen học tập, dễ bắt nhịp trở lại sau kỳ nghỉ Tết .

Còn rất nhiều những “thói hư” ngày tết bé có thể “nhiễm” phải từ chính bố mẹ và những người thân trong gia đình như sau kỳ nghỉ Tết như: uống rượu nhiều, nói tục, chửi bậy, vui chơi quá nhiều…

Bố mẹ và những người thân trong gia đình luôn phải duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chú ý đến hành vi, lời ăn tiếng nói hàng ngày, không nên thoải mái quá, giúp bé tránh khỏi những thói hư, tật xấu.

Nam Hải (thợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.