Dạy con sống hòa thuận, yêu thương mọi người
Sự quan tâm, yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa những người trong cùng gia đình sẽ giúp bé hình thành một cách sống tích cực. Một không khí gia đình đầm ấm, trên kính dưới nhường… Tất cả những điều đó giúp bé hình thành sự tự tin, tinh thần trách nhiệm và sống có tình cảm.
Một gia đình luôn cãi vã, thậm chí là đánh chửi nhau hàng ngày như cơm bữa, khiến bé sẽ cảm thấy e dè, mất tự tin, sợ sệt. Thậm chí, điều đó còn khiến bé sau này có thể trở nên hung hãn bạo lực.
Bố mẹ dù có nhiều bận rộn, lo toan, nhưng không nên vì thế mà cáu bẳn, bực tức, nóng giận trước mặt con trẻ. Hãy ân cần, kiên nhẫn bảo ban để bé được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển trong một gia đình yêu thương, khoan dung và bình đẳn tự do.
Rèn cho con thói quen sống kỷ luật
Xây dựng tính độc lập
Hiện nay, hầu hết bé nào cũng được coi là “cái rốn của vũ trụ” nên được bố mẹ và cả gia đình cưng chiều, bao bọc hết mức. Mọi chuyện trong sinh hoạt, thậm chí là những chuyện nhỏ nhất, bố mẹ đều tranh làm hộ. Điều này sẽ khiến bé ỉ lại, lười biếng, dần dần sẽ sinh tính bướng bỉnh, ngang ngược.
Bảo vệ lòng tự trọng, tăng cường sự tự tin
Cho dù con còn nhỏ, bố mẹ cũng không nên áp đặt mọi suy nghĩ, hành động của bé phải nhất nhất nghe theo lời người lớn. Bé cũng có những tính cách riêng, nguyện vọng, sở thích riêng.
Tốt nhất, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ với con để biết được con cần gì, muốn gì và thích làm gì. Từ đó, giải thích và hướng dẫn bé nên làm thế nào là đúng, thế nào là sai. Bố mẹ không nên chửi mắng, chì chiết hay nhạo báng, châm chọc con. Dù con có những tiến bộ nhỏ nhất, bố mẹ nên khuyến khích động viên con để tăng thêm sự tự tin, lòng tự trọng với bé.
Thường xuyên cho bé giao tiếp
Không nên cấm cung con ở trong nhà. Thường xuyên cho bé chơi với các bạn cùng lứa tuổi, tiếp xúc tới người lớn hơn để bé trở nên mạnh dạn, không sợ sệt mỗi khi ra ngoài.
Nam Hải (Tổng hợp)
(theo afamily)