Dưới đây là những gợi ý để người vợ biết lắng nghe và chồng thích được trò chuyện, từ About:
Hãy để chồng bạn được nói cho hết ý. Nếu anh ấy chống đối do bị vợ ngắt lời quá nhiều, bạn cần tự nhủ nên biết im lặng. Một số người vợ chọn cách chống tay lên cằm như dấu hiệu tôn trọng khi nghe chồng nói.
Đừng vội vàng
Tránh phát xét. Vội đưa kết luận, hấp tấp khẳng định mình đúng khiến bạn không đủ thời gian để lắng nghe. Hãy suy nghĩ thận trọng trước khi nói bất kỳ điều gì, nhất là khi bạn đang không giữ được bình tĩnh.
Nguyên tắc “nghe trước, nói sau”
Biết phản hồi
Để chồng bạn biết bạn đang nghe bằng những lời đáp lại. Bạn thử nói: “Em đang nghe anh nói…”. Cần có trách nhiệm hơn với cuộc trò chuyện. Chồng bạn sẽ hiểu, bạn không chỉ nghe suông.
Cử chỉ phi ngôn ngữ
Những cử chỉ phi ngôn ngữ của cả hai khiến câu chuyện mạch lạc hơn. Chúng bao gồm ánh mắt, giọng nói, cử chỉ của đôi tay và những biểu lộ cảm xúc (nụ cười, cau mày, nheo mắt, ánh mắt biết cười, nét mặt ngạc nhiên)… Các chuyên gia tâm lý cho biết, khoảng 55% thành công của một cuộc đàm thoại phụ thuộc vào cử chỉ hợp tác của người đối diện.
Xoay quanh chủ đề chính
Tập trung vào điều mà chồng bạn đang hướng tới. Sẽ tốt hơn khi bạn đặt những câu hỏi rõ ràng để kiểm tra xem điều anh ấy hứng thú nhất là gì.
Tránh những điều khó chịu
Cố đọc ý nghĩa trong đầu người khác, thay đổi chủ đề, đưa ra lời khuyên không chuẩn, cho rằng mình đúng, chặn lời, phê phán… là điều mà không ai còn muốn trò chuyện với bạn.
Trong giao tiếp, đàn ông và phụ nữ luôn có mặt khác biệt. Nam giới chỉ nói để tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề. Nữ giới nói để chia sẻ và tăng thân mật. Phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông. Đàn ông không quan tâm đến tiểu tiết như phụ nữ.
Tôn trọng
Nên tôn trọng quan điểm của chồng cho dù bạn không đồng ý với những gì anh ấy nói.
Chú ý khi đưa lời khuyên
Tránh đưa lời khuyên trừ khi bạn được đề nghị. Ý kiến của bạn có thể được anh ấy chấp nhận hoặc không.
(Theo Me&be)