ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nỗi niềm nhà chung, riêng mâm
Monday, April 12, 2010 14:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đang mang bầu 7 tháng, Chi bỗng nhiên được mẹ chồng sắm cho bếp ga, bát đũa, mắm muối rồi bảo: “Hai vợ chồng tự nấu nướng trên tầng 3”. Chi buồn vì có cảm giác như bị mẹ chồng “hắt hủi”.

Nỗi niềm chung nhà, riêng mâm - Tin180.com (Ảnh 1)
Từ lúc về làm dâu, Chi đã biết mẹ chồng tâm lý. Cụ sợ nấu nướng không hợp khẩu vị con dâu, sợ con dâu buổi tối đói bụng mà không dám xuống bếp nấu nướng… nên đã đề xuất chuyện “chung nhà, riêng mâm”. Tuy nhiên, nếu nhà chồng đông đúc thì chuyện riêng bát riêng đũa khá thuận tình, còn chồng Chi là con trai duy nhất, để các cụ lủi thủi ăn riêng, cô thấy ngại. Chi đưa ý kiến, mong rằng đợi một thời gian nữa mới tính chuyện ăn riêng nhưng mẹ chồng cương quyết quá. Đang bụng bầu nên Chi tủi thân, nghĩ là: “Chắc cụ không muốn “hầu hạ” mình nữa”.

Cùng cảnh với Chi, Yến cũng được bố mẹ chồng gợi ý xem có thích ăn riêng không. Nhà có hai người già và một đôi vợ chồng trẻ mà ăn riêng thì “kỳ cục” nên Yến từ chối. Mẹ chồng còn sắm cho cái tủ lạnh nhỏ trên tầng 2, ý là muốn ăn gì thì cứ bỏ vào đó mà ăn.

Yến kể: “Như thế chẳng khác gì ăn vụng. Cứ lén lút làm sao ấy. Vợ chồng mình bảo chưa cần nên ông bà định bán lại chiếc tủ lạnh đó cho người họ hàng”.

Theo Yến, bữa tối đoàn tụ của gia đình là quan trọng. Cả ngày đi làm, tối về là dịp cả nhà trò chuyện, hỏi han nhau. Ăn riêng như vợ chồng cô không hợp lắm với truyền thống, lại khiến tình cảm con dâu với nhà chồng lạnh nhạt. Cô cũng sợ họ hàng dị nghị vì nhà neo người, sao lại ăn riêng? Do đó, Yến quyết liệt phản đối chuyện ăn riêng mỗi lần mẹ chồng đề xuất.

Cũng lo lắng như Yến nhưng mẹ chồng đề xuất quá nên Quỳnh Anh (Thanh Trì, Hà Nội) đã đồng ý ăn riêng. Lúc bắt đầu tập ăn riêng, Quỳnh Anh khá bỡ ngỡ. Có bếp riêng trên tầng 4 nhưng những ngày đầu tiên, cô chẳng dám nấu món đắt tiền. Gia đình người anh chồng cũng sống chung nên cô sợ, nấu món gì đặc biệt thì phải chia làm 3. Tiền nong là một chuyện, Quỳnh Anh còn sợ vất vả hoặc ngại với cả nhà vì: “Vợ chồng này chơi sang quá”. Vì thế, vừa ăn vừa phải nơm nớp lo có người vào phòng.

Tuy nhiên, một thời gian thì cô quen dần. Cô có thể tự do làm món này, món khác cho chồng mà không ngại. Cuối tuần, Quỳnh Anh đổi món và khi đó, cô mới đem chia cho đại gia đình. Hoặc mua được hoa quả hay bánh kẹo thì cô cũng mang chia cho cả nhà. Nhà anh chồng và bố mẹ chồng cũng tuân thủ nguyên tắc này. Bây giờ, Quỳnh Anh hoàn toàn thoải mái với chuyện ăn riêng.

Mong ngóng ăn riêng bao lâu, giờ chuyện đó với Thêu (Hà Đông, Hà Nội) mới thành hiện thức. Thêu kể, sống chung với nhà chồng khiến cô có cảm giác phụ thuộc. Muốn mua một bộ bát mới, muốn thể hiện món chân giò muối hoặc món bún cá, cô cũng không dám. Thêu sợ bị mẹ chồng nghĩ: “Con dâu chê đồ ăn của bà”.

Hơn nữa, tâm lý của Thêu là muốn được tự tay thu vén cho gia đình, nấu món mình thích và chồng cũng thích. Sống chung làm Thêu chưa có ý thức tự lập, lại cứ phải khép nép vì ăn ít, ăn chậm cũng bị mẹ chồng có ý kiến.

Thêu chia sẻ với chồng. Chồng cô đồng ý và thuyết phục bố mẹ. Ban đầu, các cụ không hưởng ứng nhưng thấy con trai quyết nên cũng chiều lòng. Từ ngày ăn riêng, tuy vất vả vì đi làm về phải cơm nước nhưng Thêu thấy vui vẻ hơn. Buổi sáng, cô lên thực đơn để mẹ chồng đi chợ hộ. Cuối tuần, cô đi chợ và nấu ăn chung cho cả nhà. Có món gì ngon thì chia làm đôi. Cuối tháng, cô gửi mẹ chồng tiền điện nước và tiền chợ.

Hợp lý chuyện chung – riêng

Chuyện riêng – chung tưởng đơn giản lại hóa phức tạp. Với hoàn cảnh này, ở riêng là giải pháp tốt nhưng với hoàn cảnh khác, lại không được chấp nhận.

Nếu được đề xuất ăn riêng (hoặc muốn ăn riêng), cần bàn bạc với chồng và xin phép bố mẹ chồng. Nên minh bạch trao đổi mức đóng góp hàng tháng như tiền điện, điện thoại, nước, tiền đi chợ, tiền gạo, mắm muối… Cần tính toán đến những cái nhỏ để đôi bên cùng thoải mái.

Có thể phân chia tiền đi chợ mỗi sáng: mẹ chồng hoặc con dâu làm việc này. Nếu mẹ chồng đảm nhận, có thể liệt kê các món ra giấy để cụ tiện mua. Ngược lại, con dâu đi chợ thì cũng làm thế. Cách này vừa dễ vì không lo tính mua món nọ – món kia đau đầu cho người đi chợ lại dễ dàng hạch toán tiền nong.

Nếu chung nồi niêu, chỗ nấu nướng thì có thể nhờ mẹ chồng cắm hộ nồi cơm, tối về là nấu thức ăn. Nếu riêng bếp thì cắm cơm chung cũng tiện.

Ngày cuối tuần chủ động chợ búa, nấu nướng cho cả nhà. Có món ngon thì mang mời bố mẹ và nhà chồng. Điều này đơn giản nhưng là cách để liên kết tình cảm. Hoặc buổi tối, cơm nước xong có thể trò chuyện cùng cả nhà đôi chút, trước khi về phòng riêng.

Nếu mẹ chồng ốm, con dâu nên chủ động nấu nướng. Nếu con dâu ốm có thể đề xuất ăn chung với bố mẹ. Có việc đột xuất hoặc về muộn thì cũng dùng được cách ăn chung. Nếu có con nhỏ thì nhờ ông bà cho cháu ăn trước, vợ chồng sẽ ăn sau.

Tùy hoàn cảnh cụ thể và tính tình các thành viên trong nhà chồng mà có cách ứng xử linh hoạt thì cửa nhà sẽ luôn hòa thuận.

Ngọc Bình
(Theo Mẹ và bé )

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.