ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lướt sóng mặt trời, dong buồm đến sao Kim
Tuesday, May 18, 2010 14:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tàu vũ trụ với cánh buồm đầy ắp năng lượng từ các tấm pin siêu mỏng, đồng thời đón lực đẩy từ luồng photon ánh sáng sẽ được Nhật Bản đưa lên vũ trụ trong tháng tới để thực hiện chuyến hành trình đến sao Kim.

Lướt sóng mặt trời, dong buồm đến sao Kim - Tin180.com (Ảnh 2)

Một chiếc du thuyền vũ trụ sẽ khởi hành vào tháng tới, nó di chuyển bằng cách đón các luồng phân tử ánh sáng trên chiếc buồm hình con diều.

Tên lửa mang chiếc du thuyền Nhật này sẽ được phóng từ Trung tâm không gian Tanegashima vào ngày 18/5.

Một khi vào đến không gian, một “cái kén” hình trụ ngắn sẽ tách khỏi tên lửa, rồi quay đến 20 lần trong một phút. Điều này giúp “cái kén” mở ra một cánh buồm linh hoạt có các cạnh rộng khoảng 14m. Cánh buồm mỏng hơn sợi tóc con người.

Lướt sóng mặt trời, dong buồm đến sao Kim - Tin180.com (Ảnh 1)
Tàu vũ trụ Ikaros sẽ khai thác năng lượng mặt trời để dùng cho cánh buồm của nó.

Cánh buồm hình vuông này được trang bị những tấm pin năng lượng mặt trời siêu mỏng, đồng thời sử dụng lực đẩy từ luồng photon do mặt trời phát ra giống như chiếc thuyền buồm được gió đẩy đi trong nước. Năng lượng từ mặt trời cung cấp đủ để tàu vũ trụ có thể di chuyển và xoay.

“Đây là công nghệ kết hợp giữa điện năng và lực đẩy”, Yuichi Tsuda – chuyên gia tại Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết.

“Cánh buồm năng lượng là công nghệ giúp du hành vũ trụ mà không cần dùng đến nhiên liệu khi chúng ta có ánh sáng. Điện năng có sẵn giúp chúng ta đi xa hơn, hiệu quả hơn trong hệ mặt trời”.

Các nhà khoa học sẽ lái con tàu Ikaros bằng cách thay đổi góc tác động của luồng phân tử ánh sáng lên cánh buồm màu bạc.

Trong hành trình 6 tháng, con tàu sẽ hướng về sao Kim. Nếu chuyến đi thành công, JAXA sẽ dùng cánh buồn lớn gấp đôi Ikaros để thực hiện những chuyến du hành xa hơn đế đến sao Mộc và nhóm hành tinh thứ cấp Trojan chia sẻ chung quỹ đạo với nó.

Sau khi phóng, du thuyền vũ trụ sẽ giương cánh buồm năng lượng trong vài tuần trước khi hướng đến sao Kim.

Sau những thí nghiệm quanh quỹ đạo Trái đất, con tàu Ikaros trị giá 35 triệu bảng Anh sẽ lần đầu được đưa vào thám hiểm không gian bằng một công nghệ rất mới.

Phát ngôn viên của JAXA cho biết Ikaros sẽ là tàu vũ trụ có buồm năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới. Ikaros vừa sử dụng lực đẩy của luồng photon vừa sử dụng năng lượng từ pin mặt trời trong suốt chuyến du ngoạn liên hành tinh của mình.

Cái tên Ikaros viết tắt từ Interplanetary Kite-craft Accelerated by Radiation of the Sun nghĩa là Tàu vũ trụ cánh diều liên hành tinh được gia tốc bởi bức xạ mặt trời. Cái tên cũng liên hệ với vị anh hùng Icarus trong thần thoại Hi Lạp, người đã bay quá gần mặt trời, bị thiêu cháy và rơi xuống biển.

Lướt sóng mặt trời, dong buồm đến sao Kim - Tin180.com (Ảnh 3)

Du thuyền vũ trụ được giữ thăng băng nhờ chuyển động xoay của nó.

“Không giống Icarus, tàu Ikaros sẽ không gặp sự cố”, ông Tsuda nói.

Nhật Bản trong những năm gần đây đã trở thành một trong những nước mạnh về khoa học vũ trụ. Năm 2008, Nhật đã lắp đặt phòng thí nghiệm trị giá 1 tỉ bảng trên Trạm không gian Quốc tế.

Cơ quan vũ trụ từng đề xuất với chính phủ Nhật về việc gửi một robot có bánh lái đến mặt trăng trong 5 năm và đến năm 2020 sẽ xây dựng cơ sở mặt trăng đầu tiên của thế giới.

Chịu trách nhiệm về kế hoạch này, robot sẽ được lắp đặt thiết bị quan sát, tập hợp các mẫu địa chất và gửi thông tin về Trái đất. Robot cũng được lắp các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng vận hành. Dự án này sẽ tốn khoảng 1 tỉ bảng trong vòng 10 năm tới.

Chi Giao / Dailymail
(theo vietnamnet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.