Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại khu tên lửa White Sands, phía Nam sa mạc New Mexico.
Khoang thoát hiểm có tên gọi Orion này sẽ được kích hoạt trong trường hợp gặp vấn đề khi phóng tàu như bị cháy hay di chuyển khó khăn trên quỹ đạo.
Động cơ thứ nhất của khoang sẽ kích hoạt ba tên lửa sẽ hoạt động tạo lực đẩy, nâng tàu vũ trụ lên với tốc độ hơn 700 km một giờ trong ba giây đầu tiên.
Động cơ thứ hai có nhiệm vụ lái module theo đường tên lửa, được bắn gần như cùng lúc với động cơ ngừng hoạt động ở trên.
Khoang thoát hiểm được phóng lên không trung, để lại dòng khói trắng lớn.
Khi bắn lên, khoang thoát hiểm để lại một dòng khói trắng lớn. Sau khi phần động cơ hỏng cháy hết, động cơ thứ ba được khởi động để chia tách module từ hệ thống đã ngừng hoạt động trước khi mở dù.
Orion sẽ tìm đường quay trở lại trái đất chỉ cách nơi phóng khoảng 1,6 km. Toàn bộ quá trình thử nghiệm chỉ kéo dài 2 phút 15 giây.
Sau đó từ từ bật khỏi động cơ ngừng hoạt động.
Giám đốc điều hành NASA, Doug Cooke, cho biết: “Hệ thống này được cải tiến nhiều về khả năng cũng như công nghệ so với các hệ thống đã được thiết kế trước đó. NASA đang nỗ lực để các chuyến bay vào vũ trụ của con người an toàn nhất có thể và điều chúng tôi làm hôm nay sẽ đóng góp tích cực vào nhiệm vụ đó”.
Và cuối cùng, dù được bật lên để đưa khoang về trái đất an toàn.
Khoang Orion nguyên bản được thiết kế để đưa các phi hành gia quay trở lại mặt trăng. Nhưng vào tháng 2, Tổng thống Barack Obama đã “đóng cửa” kế hoạch quay trở lại mặt trăng hơn 70 tỷ USD của NASA, thay vào đó là đầu tư cho nghiên cứu công nghệ tên lửa mới.
Một lời đề nghị được đưa ra là đưa khoang Orion lên ISS để sử dụng như một phương tiện thoát hiểm để các phi hành gia Mỹ không phải dựa vào Soyuz của Nga trong các chuyến bay khẩn cấp về trái đất.
Theo Báo Đất Việt / khoahoc