ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bi kịch của người “nội tướng” Phủi sạch công lao
Wednesday, June 2, 2010 10:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặc dù đầu tắt mặt tối với hàng trăm việc không tên, nhưng nhiều “nội tướng” luôn bị chồng phủi sạch công lao. Sau một thời gian dài ngậm đắng nuốt cay, họ đã phải tìm đến các chuyên gia tâm lý.

Ở nhà vì ai?

Nhiều phụ nữ chấp nhận lùi về hậu phương chăm sóc gia đình, chồng con. Nhưng, sự hy sinh đó thay vì được trả công bằng lòng biết ơn thì nhiều người lại rơi vào hoàn cảnh trở thành ô sin trong mắt của chồng. Nhiều bi kịch đã nảy sinh từ đây.

Vừa học xong phổ thông, Quỳnh An đã vội lên xe hoa. Gia đình nhà chồng bố trí cho cô công việc đánh công văn, giấy tờ tại công ty do người anh chồng làm giám đốc. Tuy nhiên, ngay tuần đầu đi làm, cô đã thấy rất khó chịu khi những người trong phòng thì thầm với nhau rằng công việc An làm có mà như không. Chán, An bỏ làm. Cũng vừa lúc cô có bầu, ông chồng nhân chuyện này giữ rịt cô ở nhà, không cho vợ có cơ hội đi tìm việc ở nơi khác.
Chị Lý Thị Hoà, công nhân khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) cũng chấp nhận ở nhà chăm mẹ chồng ốm do tiền trả công người giúp việc xấp xỉ bằng tiền lương của Hoà.
Chị Trần Thuỳ Chi, nhân viên một ngân hàng thương mại lại chấp nhận từ bỏ khoản lương kếch xù để ở nhà chăm cô con gái út bé bỏng. Con chị bị dị tật ở đường hậu môn ngay từ khi mới sinh. Để đưa hậu môn về lại vị trí ban đầu, sẽ phải trải qua nhiều lần phẫu thuật. Trước đó, chị Chi thuê người giúp việc trông con. Nhưng một lần vô tình về sớm, chị bắt gặp người giúp việc để con nằm khóc khản tiếng trong khi chị ta thản nhiên xem tivi. Đổi người khác, chị lại bắt quả tang người giúp việc dốc ngược bình sữa của con chị vào miệng tu ừng ực. Đến nước này, chị Chi đành nghỉ việc ở nhà trông con.
Bi kịch của người ’nội tướng’  Phủi sạch công lao  - Tin180.com (Ảnh 1)

Những “nội tướng” đầu tắt mặt tối có thể còn bị những người trong gia đình coi thường.

Đầu tắt mặt tối

Chị Chi kể: Nghỉ việc ở nhà mới thấy ở nhà mệt hơn đi làm. Sáng sớm, chị đã phải ra chợ mua đồ ăn về chế biến cho mọi người kịp ăn để đi học, đi làm. Khi cả nhà đi hết, chị lại bắt đầu dọn dẹp, giặt giũ rồi nấu nướng cơm trưa. Buổi tối, bao giờ chị cũng là người lên giường sau cùng. “Cũng may ông xã mình là người hiểu biết, dù không giúp vợ được việc gì cũng động viên được câu nói nên mình cũng đỡ tủi thân”- chị Chi chia sẻ.
Nhưng chị Hoà lại bị cả gia đình nhà chồng coi thường ra mặt. Có hôm mệt, chị Hoà không thể làm hến để nấu món canh chồng yêu thích, anh chồng đã buông bát sau lời đay nghiến: “Có mỗi việc nấu nướng cho tử tế cũng không xong”. Có hôm, chị Hoà dọn nhà, vứt đi một số món đồ cũ liền bị mẹ chồng mắng: “Cô có bỏ tiền ra đâu mà biết xót của”.
Quỳnh An thì cay đắng hơn. Nhà thường xuyên có anh chị em nhà chồng đến ăn uống, nhưng hễ có ai định phụ chị việc dọn dẹp, rửa bát thì anh can: “Để dành việc này cho nhà anh (em), không thì cô ấy biết làm gì”, khiến An trào nước mắt vì tủi thân. Khi mọi người về hết, An cự nự liền bị chồng gạt phắt: “Em ở nhà chơi suốt ngày, có mỗi việc cỏn con này cũng tị với các chị là làm sao?”. Rồi mọi ý kiến về vấn đề khác trong nhà khi An đưa ra đều bị chồng nói vỗ mặt: “Em biết gì mà nói”. Nhiều hôm, đang nằm ngả lưng trên ghế, nghe tiếng xe máy của chồng từ ngoài ngõ, An đã vội vàng thu dọn chăn gối ngồi phắt dậy. An đòi đi làm, anh chồng lại nói giọng mỉa mai: “Cô làm một tháng không bằng tôi làm cố. Cứ làm tốt việc nhà, tôi nuôi”.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Phạm Thị Thanh, Trung tâm tư vấn Hạnh phúc gia đình (TƯ Hội Kế hoạch hoá gia đình) đã từng tư vấn cho Quỳnh An và chị Hoà cho biết: Mặc dù hầu hết phụ nữ ở nhà (dù tình nguyện hay bắt buộc) cũng đều vì gia đình chung. Họ cũng phải làm việc, thậm chí còn mệt hơn cả đi làm kiếm tiền. Nhưng những câu nói phũ phàng của các ông chồng đã phủi đi tất cả công sức. Người vợ vừa tự ti, vừa chán nản, thậm chí họ còn bị những người trong gia đình coi thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ khiến họ bị trầm cảm do mất cân bằng tâm lý.

Bi kịch của người ’nội tướng’  Phủi sạch công lao  - Tin180.com (Ảnh 2)

TS Ngô Thanh Hồi,
Giám đốc BV Tâm thần Mai Hương.

Tránh stress khi ở nhà nội trợ

1. Tự mình quyết định chuyện ở nhà làm nội trợ.
2. Luôn thường trực trong đầu quan điểm: Sự thành đạt của những người trong gia đình là do có sự đóng góp công sức của mình.
3. Duy trì các mối quan hệ bên ngoài như đến nhà bạn bè, anh chị em trong gia đình, đưa con cái đến các khu vui chơi để tránh bị cô độc.

H.Trần-P.Thanh
(theo giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.