Keck I và II “ngự trị” trên đỉnh núi lửa Mauna Kea ở Hawaii.
Mỗi kính có chiều cao tương đương với tòa nhà 8 tầng, khối lượng 300 tấn, Keck I và Keck II có độ mở của buồng kính đến 10m, có thể thu cả ánh sáng thường và tia hồng ngoại.
2 tấm gương khổng lồ của của chúng được ghép lại hoàn hảo từ những tấm gương nhỏ hơn. Keck I và Keck II còn được trang bị hệ thống làm mát ở bên trong để tránh hiện tượng gương bị cong vòng do tiếp xúc thường xuyên với nguồn nhiệt.
Tuy nhiên, bộ phận tuyệt vời nhất của Keck lại là một chiếc gương nhỏ có thể tự uốn cong. Một trong những thử thách đối với các kính viễn vọng mặt đất là việc hình ảnh bị bóp méo khi ánh sáng đi qua bầu khí quyển của trái đất, và chiếc gương nhỏ này có thể tự điều chỉnh hình dạng của nó 760 lần/giây để giảm bớt tác động của bầu khí quyển đến các tia sáng mà kính tiếp nhận.
Thực chất, đây là 2 kính viễn vọng có thể nhìn được quá khứ. Những tia sáng mà Keck thu được đã di chuyển trong không gian hàng tỷ năm, và vào thời điểm chúng tiếp xúc với mặt gương thì những sự kiện mà chúng chuyển tải đã qua đi từ rất lâu.
Cũng nhờ vậy mà Keck có thể giúp các nhà thiên văn xác định tốc độ mở rộng của vũ trụ, cũng như cho phép họ quan sát được quá trình hình thành những ngôi sao mới ở các thiên hà xa xôi.
Cao Tín Bt
(theo vietnamnet)