Lá và hoa nhũ hương
Nguyên nhân: Theo y học cổ truyền có thể do: tiên thiên bất túc, ảnh hưởng vì tuổi già, bệnh mạn tính, lao động quá sức, ảnh hưởng bởi thất tình bị tổn thương, suy dinh dưỡng.
Biểu hiện của bệnh:
Bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng có thể chỉ ở một bên cơ thể. Đến khi có các triệu chứng sau đây bệnh mới được phát hiện:
- Tăng trương lực cơ: đặc trưng bởi hiện tượng bánh xe răng cưa, xuất hiện khi bệnh nhân co duỗi thụ động các khớp, cổ tay, khuỷu tay.
- Run: Thường ở đầu ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm là run xuất hiện khi nghỉ và giảm mất khi người bệnh chú ý làm việc khác, bàn tay vê vê như đếm tiền.
- Mặt bất động: vẻ mặt trở nên cứng, không biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt.
- Rối loạn dáng đi: Đi chậm, đầu hơi cúi, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, chân hơi co và không đánh tay được. Khi để đoạn chi ở một tư thế nào đó thì nó lâu trở lại vị trí bình thường.
Ngoài ra còn có biểu hiện tăng tiết nước miếng, mặt bóng, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật.
Điều trị: Y học cổ truyền chia bệnh liệt run (Parkinson) thành các thể bệnh khác nhau với các phép trị và bài thuốc khác nhau:
Thể can âm suy, hư phong nội động: Gân cơ cứng, tay chân hoặc hàm dưới run, đau, tay chân tê, nhất là khi nghỉ ngơi, nhưng khi vận động thì lại đỡ, đi đứng khó khăn, mắt mờ, mắt dại, hố mắt dưới có quầng đen, khó nuốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, tế.
Phép điều trị: Dưỡng can, bổ thận, tư âm, tức phong.
Bài thuốc: Tang ký sinh 20g, mẫu lệ 20g, thục địa 15g, sinh địa 15g, bạch thược 15g, thạch quyết minh 15g, sơn thù 9g, cương tằm 9g, thiên ma 9g, ngưu tất 9g, đương quy 9g, cam thảo 6g.
Thể can khí uất kết – khí trệ huyết ứ: Đầu, hàm dưới, tay và chân run nhất là lúc ngủ và ban đêm, không thể cúi ngửa, đau cố định và mất cảm giác toàn thân hoặc chân tay, dễ tức giận, lưỡi đỏ tím, có vết xuất huyết, mạch tế, huyền, sáp.
Phép điều trị: Trấn can, tức phong, hoạt huyết, thông kinh lạc.
Bài thuốc: Tang ký sinh 20g, đan sâm, đại giả thạch 15g, thạch quyết minh 15g, bạch thược 15g, xuyên luyện tử 12g, hương phụ 12g, thiên ma 9g, câu đằng 9g, ngưu tất 9g, đương quy 9g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, uất kim 9g, thạch xương bồ 9g, nhũ hương 6g, một dược 6g, cam thảo 6g.
Cương tằm.
|
Thể khí huyết đều hư: Khớp không được nuôi dưỡng, kinh mạch ứ trệ. Da mặt xanh xạm, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, sợ lạnh, ngại nói, đầu chi co giật, cứng, tay chân tê, gáy cứng, đi lại khó khăn, phân lỏng, dễ bị phù, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, có vết ứ huyết, mạch trầm tế.
Phép điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, tức phong, thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc: Đan sâm 20g, phục linh 20g, hoàng kỳ 20g, thục địa 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 15g, câu đằng 12g, nhân sâm 9g, bạch truật 9g, thiên ma 9g, xuyên khung 9g, địa long 9g, toàn yết 9g.
Thể tỳ hư thấp trệ, đờm hoả quấy động phong: Đầu nặng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lòng bàn tay chân và ngực nóng, thức ăn không tiêu, phân lỏng, tay chân khó cử động, run, đầu lưỡi đỏ, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, hoạt.
Phép điều trị: Tức phong, tiềm dương, hoá đờm, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc.
Bài thuốc: Tang ký sinh 20g, thạch quyết minh 15g, bán hạ 9g, đởm nam tinh 9g, chỉ thực 9g, trần bì 9g, thiên ma 9g, câu đằng 9g, ngưu tất 9g, hoàng cầm 9g, cương tằm 9g, trúc lịch 9g, cam thảo 6g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Đổ 1 lít nước sạch vào sắc kỹ còn 0,3 lít (300ml) chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn.
Lương y: Vũ Quốc Trung
(theo suckhoedoisong)