Trong món canh này, đậu đỏ có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường, tiêu phù thũng, trừ phong thấp đau nhức tay chân. Phối hợp cá chép với đậu đỏ, thêm ít gừng tươi và trần bì sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, đau lưng, tay chân nhức mỏi, phù chân…
Ngoài thịt cá chép, một số bộ phận khác của cá chép cũng được dùng làm thuốc như:
- Mắt cá chép (lý ngư mục): Đem đốt cháy, đắp chữa gai đâm vào thịt, trúng phong sưng đau da thịt.
- Da cá chép (lý ngư bì): Dùng chữa ban chẩn, đem đốt cháy hòa với nước uống chữa hóc xương.
- Mật cá chép (lý ngư đảm): Có vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, minh mục, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa mắt đỏ sưng đau, mắt yếu, thong manh, sưng đau hầu họng.
- Vảy cá chép (lý ngư lân): Có tác dụng chỉ huyết, tán huyết dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng lậu, đới hạ, ứ trệ đau bụng, trĩ ra máu. Thường đốt cháy, tán bột hòa với ít rượu để uống. Trường hợp phụ nữ bị rong kinh nên dùng bài thuốc sau: Vảy cá chép rang cháy đen 20g, ngải cứu 16g, rễ củ gai (cây gai làm bánh) 16g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 ngày.
- Răng cá chép (lý ngư xỉ): Rửa sạch, tán bột uống với ít giấm hoặc rượu, chữa chứng đi tiểu có cặn sỏi (thạch lâm).
- Ruột cá chép (lý ngư trường): Rửa sạch, hòa với ít rượu, giã nát, nướng chín rồi bọc vào vải để rửa chữa lở ngứa, mụn nhọt.
Lương y Đinh Công Bảy
(theo bee.net)