ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Con cưng
Thursday, July 29, 2010 10:22
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tôi đứng chờ con trước cổng nhà văn hóa thiếu nhi. Đứng cạnh tôi là một phụ nữ trông có vẻ lam lũ với bộ quần áo cũ kỹ và chiếc xe đạp cọc cạch.

Có lẽ chị vừa đi bán hàng về nên sau xe đạp vẫn còn lỉnh kỉnh mấy giỏ xách và hai thùng đá. Sau mấy câu xã giao, chị khoe với tôi con trai chị đang theo học ba lớp ở đây: lớp tiếng Anh, lớp đàn, lớp vẽ. “Môn nào nó cũng giỏi cô ạ. Tui buôn bán cực khổ nhưng thấy con giỏi thì cực mấy cũng ráng làm”. Nhìn vẻ mặt mãn nguyện của chị, tôi nghĩ con chị chắc hẳn là một đứa trẻ ngoan, biết “vượt khó học giỏi”.
Từ cổng trường xuất hiện một cậu bé bụ bẫm, ăn mặc rất đẹp, nắm tay một bé gái xinh xắn, cả hai đang dung dăng dung dẻ chuyện trò rất vui vẻ. Chị mừng rỡ gọi: “Tín, Tín! Mẹ đây con”. Thằng bé trông thấy chị liền xụ mặt xuống, buông tay bạn chạy ngược vào trong. Bé gái liền chạy theo kéo bạn lại: “Có người gọi bạn kìa. Mẹ của bạn à?”. Mặt thằng bé đỏ ửng, nó ấp úng: “Không, là người làm của mẹ tớ đón tớ”. Tôi ái ngại nhìn chị nhưng chị lại bật cười: “Cô xem thằng bé thông minh ghê chưa, bé xíu mà đã biết mắc cỡ, chống chế khéo ghê”.
Con cưng - Tin180.com (Ảnh 1)

Ảnh: Gettyimages

Đợi bạn đi rồi thằng bé mới dùng dằng bước đến chỗ mẹ, nó hỏi cộc lốc: “Ổng đâu mà bà đi đón tui?”. Bà mẹ dỗ dành: “Ba con tăng ca, mẹ rước đỡ bữa nay thôi mà”. Dùng dằng mãi thằng bé mới chịu lên xe sau khi buông một câu: “Lần sau thì kêu ông Sáu xe ôm chở tui về, tui không đi cái xe quỷ này nữa đâu nghe”. Nhìn chị tất tả đạp xe đi, lưng áo nhọc nhằn đẫm mồ hôi, tôi cứ bần thần mãi.

Câu chuyện của chị khiến tôi nhớ đến chú thím Năm ở cạnh nhà. Hai người muộn con nên sau khi sinh được cô con gái thì mừng như bắt được vàng. Từ nhỏ, con bé đã được cha mẹ cưng chiều như trứng mỏng. Mâm cơm của gia đình luôn có hai khẩu phần: phần của ông bà là mắm kho quẹt, phần cô con gái thì đủ thịt cá, trái cây… Chú thím Năm chỉ là những người lao động bình thường, nhưng cô con gái lúc nào cũng ăn ngon mặc đẹp. Cô càng lớn chú thím càng cực hơn để đáp ứng nhu cầu sắm sửa của đứa con cưng. Hàng xóm luôn nghe tiếng con bé quát tháo cha mẹ vì không có tiền để thỏa mãn những đòi hỏi ngày càng nhiều của cô. Nhiều người góp ý nhưng chú thím Năm thở dài: “Thôi thì mình cứ làm hết trách nhiệm với con, miễn sao con được sung sướng, để nó khổ tội nghiệp lắm”.

Ngày trước, tôi thường cười cách dạy con của một người bạn. Mỗi lần chị nựng con đều bảo con hôn lại mẹ. Mua quà bánh cho con chị dạy con chừa phần cho ba mẹ, dù đó chỉ là vài miếng nhỏ xíu. Sinh nhật ba mẹ, chị dạy con dành tiền quà sáng để mua quà… Chị bảo: “Mình thương con nhưng cũng phải dạy con cách thương lại mình”. Tôi bảo chị quá lo xa trong khi con bé còn bé tí. Chiêm nghiệm, tôi thấy cách dạy con của chị quả thật rất có lý.

Nhiều bậc cha mẹ quan niệm: đời mình chịu cực khổ nhiều rồi nên dành tất cả cho con, nuông chiều con hết mực; miễn sao con được sung sướng là mãn nguyện, tròn trách nhiệm làm cha làm mẹ. Cách thương con sai lầm của họ khiến đứa con lớn lên sẽ sống ích kỷ, lười lao động, chỉ biết hưởng thụ.

Thương con là phải dạy dỗ con, dạy con cách cho và nhận, yêu thương và chia sẻ.

(Theo PNO, vietbao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.