ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cha mẹ đẩy con đến “thế giới ảo”
Wednesday, July 28, 2010 10:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tình cờ một hôm đang ngồi trước máy tính đút cơm cho bé, mẹ mở các hình ảnh trò chơi trên mạng làm bé há hốc miệng, mẹ tha hồ đút mà không phải năn nỉ ỉ ôi …

Bé Bi Bo lúc 2 tuổi rất khó ăn, mỗi lần cho con ăn là một “trận chiến” giữa mẹ và bé. Tình cờ một hôm đang ngồi trước máy tính đút cơm cho bé, mẹ mở các hình ảnh trò chơi trên mạng làm bé há hốc miệng, mẹ tha hồ đút mà không phải năn nỉ ỉ ôi, không phải đôi co tranh chấp…

Từ đó, mẹ dụ bé bằng cách để bé vừa xem vừa ăn, thế là thành thành thông lệ mỗi lần bé ăn là bé được tha hồ vọc phá máy tính.

Ba tháng hè dài đăng đẳng ba mẹ phải vất vả với công việc và các quan hệ xã giao, Bi Bo được giao hẳn cho vú nuôi chăm sóc và dặn đừng cho cậu bé ra ngoài theo đám con nít trong xóm văng tục chửi thề vì sợ hư hỏng. Bi Bo chỉ có cách hết xem ti vi thì lại lên mạng chơi game, lâu dần chơi game thú vị hơn nên gần như suốt cả ngày cậu bé đều dán mắt vào màn hình.

Cha mẹ đẩy con đến ’thế giới ảo’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Chuyện chơi game là một cách để trốn tránh thực tại, trốn tránh trạng thái cảm xúc mình đang gánh chịu


Tuy chỉ là một cậu bé lớp 4 nhưng Bi Bo đã là một game thủ có tiếng, kết quả là sau đó em bỏ bê việc học hành, vô lớp thì ngủ gục, học hành không theo kịp bạn bè. Đồng thời em có những thành tích quậy phá ở trường như ức hiếp bạn, ăn cắp, vòi vĩnh tiền các em học sinh lớp nhỏ… Đến lúc ba mẹ nhận ra tác hại của game đã biến một cậu bé ngoan hiền học giỏi thành một đứa trẻ ranh ma, hư hỏng và có nguy cơ bỏ học thì họ đã không còn đủ sức để khuyên ngăn con…

Kể câu chuyện này ra để thấy rằng trẻ em khi không được quan tâm, chăm sóc, thiếu đi định hướng của cha mẹ thì rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Và chuyện chơi game là một cách để trốn tránh thực tại, trốn tránh trạng thái cảm xúc mình đang gánh chịu. Lúc này, cái máy tính và những trò chơi bạo lực trên đó có lỗi, nhưng nếu cha mẹ không tạo điều kiện để con trẻ tiếp cận công cụ ấy; hay sáng suốt định hướng, chỉ dẫn cho con những trò chơi lành mạnh thì liệu trẻ có hư hỏng?

Khi chứng kiến cái ác hay những hệ luỵ xấu xảy ra, hẳn ai cũng căm phẫn, lên án, chỉ trích. Tuy nhiên, nếu tìm kiểu kỹ hoàn cảnh, nguyên nhân gây nên những hệ luỵ đó, chắc hẳn sẽ có cái nhìn công bằng hơn, vị tha hơn. Câu chuyện về cậu học trò lớp 10 giết ông ngoại vì mê chơi game cũng vậy. Đó không còn là câu chuyện của một gia đình mà là lời cảnh báo cho xã hội.

Cha mẹ đẩy con đến ’thế giới ảo’ - Tin180.com (Ảnh 2)

Thái là thủ phạm của tội ác nhưng cũng là nạn nhân của sự thiếu định hướng từ gia đình. Rằng nếu khi bị vào tình thế cô đơn, thiếu đi tình thương yêu và quan tâm chia sẻ của người thân thì họ dễ lầm đường lạc lối. Bởi khi đó một đứa trẻ đang hiền lành trong gia đình, nhưng khi bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu hay bị kích thích bởi bạo lực, cái ác đầy rẫy ngoài xã hội… thì sự bồng bột sẽ bộc phát và có thể gây ra những hệ luỵ không ngờ…

Cơ thể của con người cần có những vận động phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Học và chơi là những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Từng tham gia nhiều cuộc tham vấn cho cả phụ huynh và học sinh, chúng tôi nhận thấy các loại hình chơi bằng vận động tay chân gần như người lớn chưa định hướng tốt cho con trẻ.

Mặt khác, để an toàn cho trẻ, đôi khi phụ huynh cứ giam trẻ trong bốn bức tường và để trẻ chọn giải pháp giải trí bằng việc dán mắt vào các trò chơi điện tử. Chơi điện tử thời gian lâu, thần kinh bị kích thích, sự căng thẳng và tập trung liên tục nhưng chân tay thì không được vận động làm cho đầu óc bị mụ mẫm, từ đó trẻ thiếu linh hoạt trong hành vi phản ứng.
Cha mẹ cần quan tâm đến việc đầu tư thời gian, công sức, trong việc giúp các em chọn lựa những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với từng độ tuổi

Trẻ bị lôi cuốn và chìm ngập vào trong các trò chơi game, phim ảnh bạo lực lâu dài, tính cách và hành vi của trẻ sẽ phát triển trên cơ sở thoát ly cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về tính cách của trẻ. Sống trong thế giới ảo sẽ làm cho trẻ khó hòa nhập vào cuộc sống thực. Vì vậy trong quan hệ ứng xử giao tiếp, trẻ thiếu kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể, thích ứng xã hội kém, thiếu sự kiềm chế bản thân… Trong giáo dục, cha mẹ cần chú ý đến tâm lý và thể chất của trẻ để giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Cha mẹ đẩy con đến ’thế giới ảo’ - Tin180.com (Ảnh 3)

Cha mẹ cần quan tâm đến việc đầu tư thời gian, công sức, trong việc giúp các em chọn lựa những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với từng độ tuổi.


Với sự định hướng đúng đắn từ cha mẹ, việc đa dạng hóa các hình thức giải trí ở trẻ sẽ giúp trẻ có được một đời sống tinh thần phong phú, sự phát triển hài hòa tinh thần và thể chất, mở rộng những cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội giúp trẻ phát triển trí lực, thư giãn và là những điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng những tính cách tốt đẹp ở bản thân của trẻ… Trong việc đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ, tránh buông xuôi cho trẻ được tự do và chiều chuộng một cách vô hạn chế những ý thích ham muốn của chúng.

Tuy nhiên cũng không cưỡng ép, áp đặt đưa đẩy trẻ vào tình thế kháng cự và chống đối. Có những gia đình khi phát hiện con mê game đã áp dụng phương thức cấm đoán mạnh mẽ như bán/đem cho máy tính, cắt nguồn điện, làm mọi cách để cách ly trẻ và máy tính nhằm triệt tiêu thú chơi game của con.

Phương pháp này không thu được kết quả như mong muốn, trẻ không chơi được ở nhà sẽ làm mọi cách để chơi bên ngoài, trốn học, ăn cắp tiền, bỏ học… để được thỏa mãn thú say mê của bản thân.

Máy vi tính là công cụ không thể thiếu được của xã hội hiện đại. Sử dụng nó như là một phương tiện học tập và vui chơi giải trí có ích là một sự chọn lựa thông minh, trong đó sự định hướng giáo dục của cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Còn nếu đẩy trẻ vào “thế giới ảo” một cách vô tâm, thiếu định hướng thì người lớn đang tiếp tay cho trẻ đến với những thói hư tật xấu; và khi phát hiện ra điều đó thì đã quá muộn màng.

Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh
(theo SGTT, afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.