Bé mới biết đi nên rất hào hứng với phong cảnh lạ và sung sướng khi tự đi được đến nơi mà trí tò mò kêu gọi. Thế nhưng, không bao giờ bạn được phép chủ quan để bé đi lung tung. Bởi dù bạn nghĩ bé vẫn nằm trong tầm kiểm soát của mình, nhưng chỉ thoáng chốc bé có thể đã thoát khỏi tầm nhìn của bạn và gặp nguy hiểm.
6. Không tranh luận với bé
Khi trẻ nói “không” thì bạn cũng đừng tranh luận, hãy phớt lờ. Bạn càng cố tranh luận trẻ sẽ càng cãi lại, và trước khi bạn kiểm soát được thì cuộc cãi vã đã trở nên căng thẳng kèm với trẻ la khóc. Đừng dạy bé “cãi nhau” với mẹ.
5. Thắt dây an toàn cho trẻ
Trẻ lúc này chưa có khả năng tự bảo vệ mình và phản ứng nhanh nhạy khi có tình huống bất ngờ xảy ra trên đường. Đã có rất nhiều trẻ bị tai nạn chỉ vì cha mẹ bất cẩn để con ngồi trước xe hoặc sau xe máy mà không có ghế và dây đai an toàn. Kể cả khi ngồi trên ô tô bạn cũng nên thắt đai an toàn cho trẻ, không để trẻ nô đùa, nhảy nhót trong xe.
4. Cho trẻ hiểu tình yêu của bạn
Hãy thể hiện tình yêu và sự quan tâm tới trẻ. Chỉ cho bé thấy bạn yêu chúng như thế nào bằng cách sẵn sàng giúp đỡ khi bé cần tới bạn. Tặng bé những nụ hôn vào mỗi tối và nói với bé rằng bố/mẹ yêu con. Những cử chỉ nho nhỏ ấm áp ấy sẽ dạy bé biết cách yêu thương và cảm nhận được hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
3. Dạy trẻ không nói chuyện với người lạ
Trẻ lúc này rất thích khám phá bên ngoài, chưa hiểu việc tốt xấu và cũng rất dễ bị dụ dỗ bởi kẻ xấu. Nếu bạn thấy trẻ nói chuyện với người lạ thì cần khuyên bảo nhẹ nhàng, dạy trẻ không nên nói chuyện với những người mình không quen.
2. Giúp bé tập làm việc nhà
Khi bạn gấp quần áo, hãy để trẻ giúp bạn. Khi bạn quét nhà, hãy cho bé cùng tham gia. Điều này sẽ dạy trẻ trách nhiệm làm việc, chăm sóc gia đình và cũng chính ở tuổi này trẻ rất yêu thích được giúp đỡ mọi người đấy.
1. Không uống rượu khi có trẻ
Trẻ con học thói quen của người khác rất nhanh vì vậy bạn không nên uống rượu bia trước mặt trẻ, trẻ dễ bắt chước hoặc đòi uống cùng. Hình ảnh bạn say khướt, không kiểm soát được hành động lời nói sẽ làm trẻ hoảng sợ, thậm chí chán ghét bố mẹ.
Trẻ em ở mỗi lứa tuổi đều cần được quan tâm, bạn nên chú ý nhận ra những khác biệt về tâm sinh lý để có những điều chỉnh dạy dỗ cho phù hợp.
Minh Anh
(Theo AWT, dantri)