Những hình ảnh ngoạn mục của mặt trời được bao quanh bởi một quầng sáng bí ẩn trên bầu trời ở bãi biển Bournemouth, Anh, được nhiếp ảnh gia, Chris Skone Roberts ghi lại.
Hiện tượng “Mặt trời giả” xảy ra ở Anh ngày 22/7 vừa qua.
Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia này cho thấy cảnh tượng giống như một con mắt khổng lồ từ trên trời nhìn xuống bãi biển Bournemouth vào ngày 22/7 vừa qua.
Hiện tượng này được giải thích là do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể nước đá nhỏ li ti, hình lục giác trong các đám mây trên tầng cao nhất. Những tinh thể nước đá li ti này đóng vai trò như những lăng kính bẻ cong ánh sáng mặt trời tạo thành quầng sáng hình tròn như trong hình. Đây là một hiện tượng cực hiếm có tên gọi là pathelia, hoặc “Mặt trời giả”.
Hình dạng và độ lớn của quầng sáng này phụ thuộc vào số lượng các tinh thể nước đá hình lục giác chứa trong các đám mây, và còn phụ thuộc vào độ dầy của những đám mây này. Ngoài ra một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến hiện tượng này là độ cao của các đám mây.
Có rất nhiều du khách trên bãi biển cũng đã ghi lại những hình ảnh ngoạn mục này bằng điện thoại và máy ảnh kĩ thuật số, nhưng không thể chụp được rõ nét hiện tượng này. Nhiếp ảnh gia Roberts cho hay, muốn chụp được những hình ảnh đó, ít nhất phải có được một bộ lọc tia cực tím và một ống kính 10-20mm.
(theo zing)