Bức ảnh mô phỏng con tàu Voyager 2 và công cuộc khám phá vượt khỏi nhật quyển – một “bong bóng” từ trường xung quanh Thái dương hệ được tạo bởi gió mặt trời.
Trong suốt chặng hành trình đường can trường đó, Voyager 2 đã gửi về Trái đất những dữ liệu về các ngoại hành tinh khổng lồ, những đặc điểm và sự tương tác của gió mặt trời tới những hành tinh. Trong số nhiều phát hiện của mình, Voyager 2 đã khám phá điểm đen khổng lồ của Hải vương tinh và những cơn gió có vận tốc lên đến 450m/s trên hành tinh này.
Tàu vũ trụ Voyager 2 vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình vào vũ trụ sâu thẳm. Con tàu được phóng vào ngày 20/08/1977, lúc Jimmy Carter làm Tổng thống Mỹ. Voyager 1 được phóng khoảng hai tuần sau, vào ngày 05/09. Hai con tàu vũ trụ này là những vật thể nhân tạo có khoảng cách xa nhất – vượt ra khỏi nhật quyển (có bán kính xấp xỉ 100 đơn vị Thiên văn học). Những người điều hành nhiệm vụ của hai con tàu hy vọng Voyager 1 sẽ rời khỏi Thái dương hệ và đi vào không gian giữa các vì sao trong 5 năm tới và liền theo đó tàu Voyager 2 cũng sẽ đến vùng không gian ngoài Hệ Mặt trời.
Từng vượt qua hơn 21 tỉ km trên hành trình uốn lượn qua các hành tinh để hướng về không gian giữa các vì sao, Voyager 2 hiện đã cách mặt trời khoảng 14 tỉ km. Một tín hiệu từ mặt đất, truyền đi với tốc độ ánh sáng mất khoảng 12,8 tiếng để đến được Voyager 2.
Voyager 1 sẽ đạt mốc 12.000 ngày vào 13/07/2010 sau khi du hành 22 tỉ km, hiện nó cách mặt trời 17 tỉ km.
Voyager 1 & 2 đều được tạo nên và điều hành bởi Phòng thí nghiệm Phản lực JPL thuộc NASA.
Dưới đây là một số hình ảnh trên hành trình của Voyager 2:
Voyager 2 – huyền thoại của khoa học vũ trụ. |
Bức ảnh ghép mảng về sao Mộc truyền về từ Voyager 2. |
Voyager 2 đã bay ngang qua sao Thổ vào tháng 8/1981. |
Cận cảnh bề mặt vệ tinh Triton của Hải vương tinh. |
Chi Giao / NASA
(theo vietnamnet)