ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NASA và sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hoả
Wednesday, August 11, 2010 9:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã khởi động những bước đầu tiên trong việc trở lại hành tinh Đỏ, bằng cách giới thiệu một chiếc xe tự hành thế hệ mới mang tên Curiosity. Theo kế hoạch, Curiosity sẽ cất cánh lên sao Hỏa vào năm sau và bắt đầu sứ mạng của nó ngay khi hạ cánh xuống vào năm 2012.

Mỹ sắp đổ bộ lên sao Hoả - Tin180.com (Ảnh 2)
Mô phỏng hoạt động của Curiosity trên bề mặt Sao Hỏa.

Giống như những ông bố bà mẹ tự hào ngắm nhìn con mình lẫm chẫm bước đi, hôm 23/7, các nhà khoa học ở Phòng nghiên cứu Lực đẩy Phản lực của NASA đã lặng lẽ ngắm nhìn Curiosity (Sự tò mò), chiếc xe thăm dò sao Hỏa thế hệ mới, lần đầu lăn bánh. Tất cả cũng thể hiện sự phấn khích khi chiếc xe tiến lên và lùi xuống trên một quãng đường dài chừng 1m. NASA sau đó đã đưa đoạn video quay lại cảnh Curiosity di chuyển lên Internet.

Nhóm chế tạo Curiosity đã đạt được những bước tiến lớn khi gắn hai máy ghi hình lái lên thân xe, hai camera Mastcam (hệ thống ghi lại hình ảnh màu, quang phổ màu và hình ảnh phân giải cao của địa hình hành tinh Đỏ), hai camera Chemcam (máy ghi hình có khả năng phân tích thành phần hóa chất trong thổ nhưỡng sao Hỏa). Curiosity cũng được lắp một bộ 6 bánh nhôm mới, mỗi chiếc có đường kính khoảng nửa mét. Với các thiết bị lắp thêm này, chiếc xe hiện có chiều cao khoảng 2m.

Hồi tháng 4/2008 dự án nghiên cứu tàu thăm dò sao Hỏa thế hệ mới này của Mỹ đã được cấp khoản vốn trị giá 235 triệu USD. Tính tới tháng 11/2008, hoạt động phát triển các thiết bị quan trọng gần như hoàn tất, phần lớn phần cứng của xe thăm dò này chỉ còn trải qua giải đoạn thử nghiệm. Tháng 5/2009, xe thăm dò chính thức được đặt tên là Curiosity. Cái tên này do bé Clara Ma, 12 tuổi, người bang Kansas nghĩ ra, khi em tham gia một chương trình đặt tên của NASA. Trong lá thư gửi tới NASA, cô bé viết: “Sự tò mò là ngọn lửa vĩnh hằng thiêu cháy tâm trí mỗi người. Nó khiến cháu thức giấc mỗi sớm và tự hỏi hôm nay cuộc sống sẽ mang tới cho cháu điều gì… Tò mò là một động lực mạnh. Không có nó, chúng ta không thể có được như ngày hôm nay.

Tổng cộng Curiosity có chiều dài 2, 7m và nặng 900kg, bao gồm 80kg các thiết bị khoa học. Với kích thước này, nó sẽ lớn ngang với một chiếc xe Mini Cooper và hơn hẳn so với các tàu thăm dò Spirit và Oppotunity, vốn có chiều dài 1,57 m, nặng 174 kg và mang theo 6, 8 kg thiết bị khoa học. Một khi đặt chân xuống bề mặt hành tinh Đỏ, Curiosity sẽ có khả năng vượt qua các vật cản cao tới 75cm. Tốc độ di chuyển tối đa trên mặt đất của nó khoảng 90 mét /giờ thông qua hệ thống lái và tìm đường tự động. Tuy nhiên, tốc độ trung bình chỉ khoảng 30mét/giờ, tùy thuộc vào mức năng lượng, độ khó của địa hình, độ trơn trượt và tầm nhìn. Curiosity sẽ di chuyển tổng cộng 19 km trong nhiệm vụ kéo dài 2 năm trời.

Mỹ sắp đổ bộ lên sao Hoả - Tin180.com (Ảnh 1)
Các nhà khoa học của NASA đang thử nghiệm một số thiết bị của Curiosity.Chiếc Mini Cooper giá 235 triệu USD

Sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

Curiosity sẽ được tiếp năng lượng bởi một máy phát điện hạt nhân RTG nhỏ giống loại đã sử dụng trên các tàu đổ bộ sao Hỏa Viking 1 và Viking 2 hồi năm 1976, cung cấp năng lượng liên tục cho Curiosity cả ngày lẫn đêm. Nhiệt thừa có thể được dùng để sưởi ấm cỗ máy khi nhiệt độ bên ngoài hạ xuống thấp tới – 127 độ C. Hệ thống điện của Curiosity có thể sản sinh ra 2kW điện/ ngày so với con số 0,6 kW điện của các tàu Spirit và Oppotunity.

Hiện tại, đã có một số loại thiết bị được lựa chọn để sản xuất và lắp trên Curiosity. Chúng gồm các camera MastCam, Chemcam như đã đề cập ở trên. Ngoài ra đó còn là máy đo quang phổ APXS, bộ phân tích mẫu đất và khí quyển SAM, máy phát hiện và đánh giá phóng xạ RAD, máy phát hiện khí hydro và nước, nước đá DAN, hệ thống phân tích môi trường và bầu khí quyển REMS, thiết bị hạ cánh và đáp MEDLI, camera tránh nguy hiểm Hazcam và camera lái Navcam. Dự kiến, Curiosity sẽ còn được lắp một cánh tay máy dài 1,8m, được gắn kèm một máy khoan lớn và một kính hiển vi. Xe tự hành này có khả năng khoan 5cm vào trong đất đá sao Hỏa và phân tích thành phần của mẫu bột đất đá thu được.

Theo kế hoạch, Curiosity sẽ được phóng lên vào năm 2011 và hạ cánh trên đất sao Hỏa vào tháng 8/2012. Xe thăm dò này có 4 mục tiêu chính: Xác định xem liệu sự sống có từng tồn tại trên sao Hỏa, tìm hiểu đặc điểm khí hậu sao Hỏa, phân tích đặc điểm địa chất và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ khám phá của con người.

Theo ĐS& PL

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.