ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tôi làm mẹ đơn thân và những câu hỏi khó của con
Wednesday, August 4, 2010 15:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tôi cũng là một trong số những bà mẹ đơn thân nuôi con. Và trong số những khó khăn tôi phải đón nhận, có việc trả lời những câu hỏi của con.

“Sao con không được như bạn?”

Đó là những bà mẹ không chỉ lao tâm lao lực, vất vả “cày bừa” kiếm tiền nuôi con mà còn phải đảm nhận chức năng thiêng liêng của một bà mẹ dịu dàng, vừa là một người cha cứng rắn. Sự khó khăn của những bà mẹ ấy không chỉ là mưu sinh mà còn phải đối mặt với những câu hỏi ngây thơ của con trẻ.

Do công việc không ổn định về giờ giấc, tôi giao phó việc đưa rước bé đến trường cho đứa cháu gái. Một hôm, trong bữa ăn tối, đứa con gái lên bảy của tôi bật hỏi: “Tại sao bạn con được ba, mẹ đưa đón đến trường, còn con chẳng những không được ba đưa đi học mà mẹ cũng không…” Nói đến đó bé nghẹn ngào, nước mắt tuôn rơi. Tôi buông chén cơm nhìn con, nuốt lại cơn đau thắt tim. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của mẹ, con bé dường như hối hận. Bé vốn rất sợ làm mẹ buồn. Chính vì sự nhạy cảm của con bé mà mẹ càng thấy khổ tâm. Cũng may, con nít mau quên.

Vài hôm sau, tôi đưa bé đến thăm một trường khuyết tật, nơi có những đứa bé không có cả cha lẫn mẹ. Tuần sau nữa, tôi đưa con đi xem chương trình ca nhạc thiếu nhi về khuya. Đường vắng, chỉ còn có những em bé bán mì gõ. Trong một quán cóc bên vỉa hè, một bé trai trạc tuổi con gái tôi mời khách mua vé số. Thằng bé ngước nhìn mẹ con tôi với đôi mắt buồn thăm thẳm. Rồi từ nhà hàng xóm, những người cha nghiện rượu đánh đập vợ con… Theo thời gian, bé dần nhận thức được hoàn cảnh của mình, rằng bé còn hạnh phúc hơn rất nhiều những đứa trẻ cùng lứa mà bé được biết. Bé không còn đòi phải được ba, mẹ đưa đón đến trường.
Tôi làm mẹ đơn thân và những câu hỏi khó của con - Tin180.com (Ảnh 1)
Thế giới này sẽ ra sao nếu tình yêu trong mắt con gái của tôi chỉ là một vật xa hoa? (Ảnh minh họa)

“Mẹ ơi, cùng cha khác mẹ là gì?”

Con trai lên năm đột nhiên thốt lên câu hỏi: “Mẹ ơi, cùng cha khác mẹ là gì?” Tôi bắt đầu cà lăm, hỏi lại con: “Sao con hỏi mẹ câu đó”. Bé phụng phịu: “Vì trong lớp có bạn nói con như vậy”. Với một đứa bé trai, tôi muốn con mình cứng cáp, thẳng thắn, dám chấp nhận những điều không thuận lợi nên tôi lấy lại bình tĩnh, giải thích cho bé một cách ngắn gọn, dễ hiểu: “Có nghĩa là người cha có một người phụ nữ khác, sinh ra một hoặc nhiều đứa con khác”. “Đàn ông không tự làm ra con hả mẹ?” – “Ờ, đàn ông không tự làm ra con mà phải kết hợp với một người đàn bà”. Thằng bé chuyển sang câu hỏi khác: “Con trai có cưới con trai không mẹ?” Tôi lại một phen cà lăm nhưng biết không thể né tránh, nên hỏi lại cháu: “Con có thích cưới con trai không?” Thằng bé lắc đầu quầy quậy: “Không, con chỉ thích chơi với con trai thôi. Lớn lên, con sẽ cưới người nào giống y như mẹ!” Sau những lời tâm sự “tầm phào”, thằng bé chúi mũi vào bức tranh. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cuộc sống của một bà mẹ đơn thân dạy tôi trở nên biết kềm chế, điềm tĩnh trước những câu hỏi quá “người lớn” của bé. Rõ ràng là càng hốt hoảng, tình thế càng tồi tệ hơn.

“Mẹ ơi, sao mẹ thức khuya quá?”

Một đêm, con bé thập thò ngoài phòng làm việc. “Sao con không ngủ, khuya lắm rồi!” - “Mẹ ơi, tự dưng con không ngủ được” – “Vậy thì vào đây với mẹ”. Con bé đến bên, nhìn màn hình vi tính chi chít con chữ, bé thốt lên thán phục: “Mẹ, sao mẹ giỏi vậy, mẹ làm ra chữ để nuôi con hả mẹ” – “Ừ”. Im lặng một lúc, bé thốt lên: “Mẹ à, sao con thức khuya thấy mệt. Mẹ thức khuya hoài mà con thấy mẹ không mệt” – “Mẹ cũng mệt lắm nhưng ráng. Mẹ phải làm việc mới có tiền mua sữa, mua quần áo, đóng tiền học cho các con. Mẹ không làm việc, các con không đến trường được, vậy là dốt, sợ chưa?”- “Sợ”. Con bé tỏ ra hoang mang, sợ hãi nếu không được đến trường. Từ đó, thấy mẹ nó xem tivi, tán gẫu, nó kéo mẹ vào phòng, gào lên: “Mẹ, mẹ làm việc đi!”

Những câu hỏi của tuổi dậy thì

Lật bật, đứa con gái bé bỏng của tôi ngày nào nay đã 14 tuổi. Một ngày, tôi kể cho con gái nghe về mối tình ngang trái của mình. Con gái tròn xoe mắt hỏi: “Cái gì khiến mẹ vượt qua nỗi đau khổ ghê gớm mà mẹ phải chịu đựng?” – “Tình yêu”. Nhưng khi con chào đời, sao ba mẹ lại ly tan?” – “Ừ thì… trong nghịch cảnh, ba con không đủ sức chịu đựng. Ba con phải chọn cho mình một người phụ nữ mà theo ba là an toàn, là bến bờ êm ấm cho ba. Người phụ nữ ấy có nhiều điều kiện thuận lợi hơn mẹ, giàu có hơn, thành đạt hơn”. “Như vậy người nghèo sẽ không bao giờ có được hạnh phúc hả mẹ?” Tôi nghe tim mình đau thắt vì sự cay đắng của mình đã gây ra một hiệu ứng tồi tệ. Tôi chống chế: “Không, người giàu cũng khóc con à, khi người ta lầm lẫn những giá trị sống. Nói đúng ra, người giàu có nhiều cơ hội tìm kiếm hạnh phúc hơn…” Con gái xoè đôi bàn tay, môi mím chặt, gương mặt trở nên thật già dặn: “Con tin người nghèo cũng sẽ có được hạnh phúc. Hạnh phúc chính trong đôi bàn tay mình!” Tôi ôm chặt con vào lòng, giấu những giọt nước mắt. Con gái lặng đi một lúc, chợt thốt lên câu hỏi: “Tình yêu có mang lại hạnh phúc cho người ta không, hay chỉ có nỗi đau, nước mắt? Với con, tình yêu là một vật xa hoa”.

Tôi mở to mắt nhìn con. Thế giới này sẽ ra sao nếu không còn tình yêu, sẽ ảm đạm biết bao khi tình yêu trong mắt đứa con gái mới 14 tuổi của tôi chỉ là một vật xa hoa? Hãy cứu lấy tâm hồn non dại của con. Vì trách nhiệm ấy mà tôi thêm một lần lau nước mắt, thêm một lần dẹp bỏ lòng tự ái, kiêu hãnh của mình đi tìm cha cho con. Tôi chợt nhận ra mình sai lầm khi 14 năm qua, tôi đã nỗ lực xây dựng cho mình hình ảnh một người mẹ cứng rắn, là cái nóc nhà, là cây cột chống trời thay cho người cha của các con tôi…

Trầm Hương
(theo SGTT, afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.