ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tật xấu của con chỉ còn là chuyện nhỏ
Sunday, September 12, 2010 8:59
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chia sẻ với aFamily, mẹ Susu tâm sự, đừng bao giờ cằn nhằn với những thói xấu của bé. Hãy tìm hiểu mỗi tật xấu đó thành bài học hữu ích cho con.

 Tật xấu của con chỉ còn là chuyện nhỏ   - Tin180.com (Ảnh 1)

Bé suốt ngày mút tay

Khi Susu khoảng 5 tháng tuổi, suốt ngày bé mút tay. Thế rồi tất cả những gì trong tầm ngắm, Su đều cho vào miệng hết. Tôi đã quát, mắng, sơ vin cả tay bé vào trong quần để bé khỏi mút tay đều không được. Tất cả chỉ làm con cáu gắt, khóc lóc.

Tôi đã nghĩ ra một cách khác để khiến bé quên đi món tay của mình. Tôi mua thật nhiều tranh ảnh, dán xung quanh tường và chỉ cho con biết đâu là bông hoa, đâu là con ếch xanh. Chẳng hiểu bé nhận biết được không, nhưng dần dần quên hẳn chuyện mút tay.

Nếu mẹ để bé mút tay nhiều, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé. Cũng có thể do bé sắp mọc răng hay bị ngứa lợi, hoặc bé bị đói khi mút tay. Mẹ chú ý theo dõi bé xem thế nào nhé.

Nếu bé vẫn còn mút, mẹ hãy cắt hoa quả thành miếng dài dài như ngón tay, cho bé cầm và cắn, vừa tập nhai, vừa không phải mút tay.

Bé thích bốc đồ ăn

Có nhiều người bạn tôi rất lo lắng khi thấy các bé bắt đầu bốc các thức ăn trên mâm, phá mâm. Nhưng ở nhà tôi, tầm từ tháng thứ 10 – tháng thứ 11, tôi cho Su bốc ăn thoải mái. Tôi thấy khi bốc ăn, Su có vẻ khoái ăn hơn thì phải. Chỉ cần mẹ rửa tay sạch cho con là được.

Mẹ có thể chuẩn bị một số đồ ăn cho con dễ bốc để ăn, thái nhỏ bằng hạt đậu như là su su luộc, rau, đậu phụ, bánh mỳ, giò…

Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên cho con ăn bốc trong một thời gian cố định. Sau đó, mẹ không cho con bốc nữa mà bắt con tập cầm thìa, cầm đũa nhé!

 Tật xấu của con chỉ còn là chuyện nhỏ   - Tin180.com (Ảnh 2)
Mẹ có thể cắt hoa quả dạng dài đưa cho bé ngậm
để giúp bé quên đi tật mút tay nhé!

Bé thích ném mọi thứ lung tung

Từ khi Su được 8 tháng, con bắt đầu biết cầm ném đồ vật vừa tầm tay. Mẹ nhặt lên, con lại ném xuống tiếp, bắt mẹ lại nhặt lên. Ban đầu, tôi cũng rất bực mình với bé, không nhặt lên cho con nữa. Nhưng qua nghiên cứu, tôi được biết đây là trò chơi thú vị với bé. Nhờ nó mà bé nhận thức được đồ vật, luyện tập khả năng kết hợp giữa tay và mắt.

Nhưng khi bé lớn hơn chút nữa, mẹ cần chú ý mỗi khi bé lại ném đồ lung tung. Nếu bố ném đồ đạc khi tức giận, mẹ phải dỗ dành, làm cho bé hiểu ném thế là xấu, đồ đạc sẽ bị đau như khi bé bị đánh. Tìm cách làm lạc hướng để lần sau bé không làm thế nữa.

Nếu bé ném đồ, mẹ hãy yêu cầu bé tự nhặt lên để bé hiểu rằng khi bé ném, bé sẽ phải tự nhặt lên. Sau này, bé sẽ dần dần hạn chế hành vi này.

Bé hay đập đầu vào tường

Tròn 1 tuổi, Su có “sở thích” lạ là thích đập đầu vào tường, vào thành cũi mỗi khi không vừa ý chuyện gì. Bố mẹ thì rất lo lắng mỗi khi con cụng đầu vào tường côm cốp.

Theo các chuyên gia tâm lý, đến khoảng 18 tuổi, tình hình sẽ được cải thiện. Nhưng theo khoa học giải thích, do sọ các bé còn mềm không cứng như người lớn, nên khi ngã không tạo lực tác động mạnh đến não.

Mỗi khi bé có hành động này, bố mẹ tránh phạt con. Bé sẽ lặp lại những hành động này nhiều hơn vì nghĩ rằng nó thu hút được sự chú ý của bố mẹ.

Bố mẹ nên bọc quấn cũi hoặc chèn chăn, gối xung quanh giường, hạn chế tự đụng đầu vào tường của bé.

Thu Hằng (Ghi lại)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.