ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm gì sau khi bật khóc nơi công sở
Thursday, October 14, 2010 8:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Áp lực công việc, gia đình và cuộc sống nhiều khi khiến bạn cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Chỉ cần có thêm một chuyện không vui nữa, dù là nhỏ thôi, cũng đủ làm bạn bật khóc như giọt nước làm tràn ly vậy.

Làm gì sau khi bật khóc nơi công sở - Tin180.com (Ảnh 1)Không ít người từng khóc ở công ty, khóc trước mặt bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là khóc trước mặt sếp. Đó là dấu hiệu bạn đang không kiềm chế nổi cảm xúc và dễ bị tổn thương. Và khi bình tĩnh trở lại, bạn cảm thấy điều đó thật tồi tệ, bạn hối tiếc vì lẽ ra không nên quá xúc động, không nên khóc ngay tại công ty như thế.

Khi một người bật khóc ngay tại nơi làm việc, cả người khóc và người chứng kiến đều cảm thấy không thoải mái. Tất nhiên, có thể bạn muốn và cố gắng để đơn giản hóa mọi chuyện, bỏ qua mọi thứ thật dễ dàng nhưng vấn đề là ở chỗ, sẽ rất nhiều người biết đến chuyện không vui đó.

Nếu trong khi đang họp hành hoặc tranh luận gay gắt về một vấn đề gì đó, với sếp hoặc đồng nghiệp, bạn quá chán nản vì công việc đang khó khăn chồng chất đến mức phải khóc trước mặt họ thì cũng đừng quá bối rối. Khi đã bình tĩnh lại, bạn nên tiến hành một số việc cần làm:

- Trước hết, hãy nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp, người đã chứng kiến bạn bật khóc ngay sau khi bạn đã trở lại trạng thái bình tĩnh.

- Hãy nói rằng: “Tôi rất xin lỗi vì đã không kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi hoàn toàn không nên làm như thế ở nơi làm việc nhưng mọi việc khiến tôi quá căng thẳng, buồn chán. Tôi hy vọng bạn có thể bỏ qua cảm xúc nhất thời đó và vui lòng ngồi lại bàn tiếp công việc cùng tôi”.

- Cố gắng bắt nhịp trở lại với chủ đề đang thảo luận

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp khi chuyện đã rồi nhưng tốt hơn là bạn nên tránh để điều đó không xảy ra. Nếu bạn cảm thấy thực sự đau lòng và phải khóc một trận mới có thể bình thường trở lại, tốt hơn là hãy xin ra ngoài một lát hoặc vào nhà vệ sinh cho đến khi bạn thực sự bình tĩnh lại.

Nếu bạn khóc ở công ty nhưng những giọt nước mắt đó không liên quan gì đến công việc thì mọi việc có vẻ đơn giản hơn một chút. Có khi đang đi làm nhưng gia đình có chuyện buồn hoặc có thể bạn sẵn có chuyện không vui và đến lúc không kìm nén được nên đã khóc. Đa phần sếp và đồng nghiệp đều thông cảm, chia sẻ với bạn trong hoàn cảnh đó.

Như trường hợp của Kelly Kreth là một ví dụ. Nhiều năm trước, khi Kreth đang làm trưởng phòng PR cho một công ty bất động sản, một hôm đang ở công ty thì Kreth nhận được tin giữ: Người chồng mới cưới chưa được 1 năm đã khăn gói ra đi. Anh ta đã lập kế hoạch khá lâu mà Kreth không hề biết. Quá đau khổ, Kreth bật khóc ngay trước mặt sếp. Thế nhưng, may mắn sếp là người tốt bụng, ông hiểu hoàn cảnh của Kreth, khuyên cô bình tĩnh và gọi taxi cho cô về. Sếp cũng khuyên Kreth cố gắng nhanh chóng vượt qua nỗi đau đó. Vì thế, khi đi làm trở lại, Kreth cũng lấy lại được sự tự nhiên một cách nhanh chóng.

Nói chung, ai cũng có cuộc sống riêng ngoài công việc và những vấn đề phức tạp trong đời sống cá nhân nhiều khi phát sinh ngay tại công sở cũng là điều dễ hiểu. Sếp và các đồng nghiệp sẽ hiểu và bỏ qua cho bạn nhanh chóng.

Tuy nhiên, tốt nhất là nên kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh ở nơi làm việc bởi nhiều khi, người ta sẽ đánh giá sự chuyên nghiệp trong công việc của bạn qua những phản ứng hằng ngày.

(Theo Careerbuilder/BĐVN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.