Vào thế kỷ 16 người châu Âu mới tạo ra diều, nhưng ở Trung Quốc, người ta đã biết nó từ khoảng thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước công nguyên.
(Ảnh: Secret China)
Vào thế kỷ 16 người châu Âu mới tạo ra diều, nhưng ở Trung Quốc, người ta đã biết nó từ khoảng thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước công nguyên.
Lỗ Ban (500 TCN) được xem như bậc thầy của các nghệ nhân. Từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã có đôi bàn tay khéo léo, biết cách tạo ra những con diều đa dạng và đẹp đẽ. Khi lớn lên, ông học cha là một thợ mộc cách xây dựng cầu, tháp, và nhà. Ông trở nên nổi tiếng tại quê hương mình.
Sau khi cưới vợ, một vị sư mời Lỗ Ban xây dựng một ngôi chùa ở cách xa quê hương ông. Để xây dựng ngôi chùa, cần mất khoảng 2 năm. Ông lo cho cha mẹ già ở xa và nhớ người vợ mới cưới của mình. Ông bèn tìm cách có thể về nhà mà không làm gián đoạn công việc. Ông đã lấy cảm hứng từ những con chim và tạo ra một còn diều bằng gỗ có cấu tạo tinh tế. Ông đã thử nhiều lần và tìm ra cách sử dụng con diều để bay được xa hơn. Sau đó, khi ăn tối xong, ông cưỡi diều, đánh ba lần vào bộ phận con diều và bay trở về nhà thành công.
Ông đã bay giữa hai địa điểm trong một vài ngày một cách an toàn. Một ngày kia, người cha của ông muốn thử bay trên diều như thế nào. Lỗ Ban giải thích cách sử dụng các bộ phận, “Nếu cha muốn bay xa hơn thì nhấn nó thêm vài lần nữa; nếu không thì nhấn ít lần thôi.” Cha ông muốn đi thăm một người bạn, nên gõ vào chiếc diều mười lần. Khi bay trên trời, sợ quá nên ông nhắm tịt mắt lại. Lúc hạ cánh, ông đã tìm thấy người bạn đang ở một nơi khá xa nhà mình. Những người dân trong khu vực đó nhìn thấy một người đàn ông râu quai nón màu trắng cưỡi một thứ quái dị nên nghĩ rằng ông là một con quái vật và đánh ông đến chết.
Lỗ Ban đợi ở nhà nhiều ngày nhưng cha của ông đã không trở lại. Sợ có điều gì không hay xảy ra, vì thế ông tạo ra một con diều khác bằng gỗ để bay vòng quanh tìm kiếm cha mình. Khi được biết cha đã chết vì sự ngộ nhận, ông đã rất buồn và cảm thấy rằng nếu không làm diều, cha của mình đã không bị giết. Vậy nên cuối cùng ông đã đốt bỏ diều, dẫn đến thất lạc cách chế tạo diều.
Stephen Lancione
(Theo Secret China)