ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình câm
Thursday, December 30, 2010 17:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chị Mận đến trạm xá sinh con. Nhiều người đàn ông trong làng bị tiếng oan. Nhưng có một sự cố đã hoá giải tất cả.

Tình câm - Tin180.com (Ảnh 1)
Bác E tên thật là Phan nhưng bác bị câm, khi muốn nói điều gì chỉ e e và đưa tay làm hiệu nên người ta gọi bác là bác E.
Cả làng gọi bác như thế, lâu dần rồi người ta quên mất cái tên khai sinh của bác. Nhà bác ở tách biệt ra khỏi khuôn viên của làng tôi, nằm giữa cánh đồng, có bờ tre bao bọc bốn phía, có cổng bằng gỗ lim kiên cố, khi đóng lại thì nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Mẹ bác E là bà Ngôn, một người phụ nữ phúc hậu, hiền từ, đằm thắm, đẹp một vẻ rất truyền thống. Nhưng như người ta thường nói “Hồng nhan bạc phận”, bà goá chồng sớm, chỉ được một mụn con trai lại bị câm. Hai con người goá bụa và côi cút ấy sống tách biệt hẳn với mọi người trong làng, lặng lẽ và đơn độc.
Việc làng việc xã không ai nhắc đến mẹ con nhà ấy. Việc hiếu việc hỉ cũng không ai mời mẹ con nhà bà Ngôn. Hai con người tội nghiệp này hình như bị người làng tôi quên bẵng đi mất. Hình như họ không phải là cư dân của làng mà chỉ là 2 sinh vật bị quên lãng trong một ốc đảo im lìm.
Bác E năm nay đã gần 40 tuổi mà vẫn chưa có vợ. Con gái làng tôi quay tơ dệt lụa, da trắng mịn như trứng gà bóc, mặc toàn lụa là, đẹp nổi tiếng cả vùng. Đàn ông làng tôi nếu không thành đạt, hỏi vợ trong làng còn khó, huống gì một người câm như bác E. Nếu không có chuyện chị Mận chửa hoang thì người làng tôi không ai nhắc đến bác E cả. Nhưng chị Mận một người quay tơ dệt lụa giỏi nhất làng đã có chửa khi chồng đi làm ăn bên Lào 2 năm chưa về.
Một dạo người ta thấy chị Mận hay lui tới nhà bác E để mua lá dâu cho tằm ăn. Nhà bác E có hai vườn dâu nhưng lại không nuôi tằm. Cây dâu mỗi tháng có 2 lứa lá và hai vườn dâu nhà bác E mỗi tháng cho 4 lứa lá, nghĩa là tuần nào chị Mận cũng đến nhà bác E một lần để hái dâu.
Rồi cơ thể chị Mận nhanh chóng thay đổi, sức sống tràn căng vòng ngực, bừng sáng trong ánh mắt. Hàng lông mày của chị dựng ngược lên nom vừa cuốn hút vừa thách thức. Các bà già trong làng thì thầm với nhau: “Cái Mận có thai rồi, không hiểu nó trót dại với ai”.
Cái bụng của chị Mận ngày một to thì tiếng xì xầm về chị cũng ngày một nhiều. Những ai thường ngày chơi hơi thân với chị Mận đều bị nghi ngờ. Anh Toàn hay đi tát nước gầu dây với chị Mận. Anh Trân mấy lần đèo chị Mận đi chợ huyện để mua tơ, xe máy phóng vèo vèo, người ngồi sau cười ngặt nghẽo, cọ vú vào lưng người ngồi trước. Rồi anh Côn một thời yêu chị Mận chết mê chết mệt mà không cưới được. Anh Trọng đội trưởng đội văn nghệ thôn, đêm hay đi tập hát với chị Mận khuya lắm mới về. Tất cả đều bị nghi ngờ, tất cả đều khổ sở vì cái thói tọc mạch ở nhà quê, chỉ bác E là vô can, mặc dù mỗi tháng 4 lần chị Mận một mình đến cái ốc đảo im lìm ấy.
Chẳng ai điên rồ mà gán ghép bác E với chị Mận. Bác E cũng không hề biết dân làng đồn thổi chuyện gì vì bác có nghe được đâu. Rồi đến ngày chị Mận đến trạm xá sinh con. Người ta kháo nhau rằng chị sinh một bé trai bụ bẫm và kháu khỉnh lắm. Nhiều người đàn ông trong làng bị tiếng oan vì người ta nói rằng thằng bé mắt giống người nọ, miệng giống người kia, cái trán bướng bỉnh, rất giống anh đội trưởng văn nghệ. Nhưng có một sự cố đã hoá giải tất cả.
Chiều hôm đó, bác E mang một túi trái cây và 10 quả trứng gà đến bệnh xá thăm chị Mận rồi bế thằng bé chạy thẳng về nhà. Từ đó mỗi ngày 3 lần bác E bế thằng bé đến nhà chị Mận để xin bú. Bác khoanh tay trước ngực, người đung đưa, mắt nhắm lại để khoe rằng thằng bé ngủ rất ngon. Rồi bác E mua gà, mua cá chép bồi dưỡng cho chị Mận. Mỗi lần khi trông thấy mẹ chồng chị Mận, bác E lại quỳ xuống vái lạy và tự tát đôm đốp vào mặt mình. Rồi chồng chị Mận từ Lào về. Bác E cũng quỳ trước mặt anh chồng nhận tội và đưa một cây gậy khác to hơn. Nhưng không có ai đánh bác E cả. Và sau đó là đám cưới của bác E và chị Mận.
Bác E mặc com-lê, bế con trai đi đón dâu, cười luôn miệng. Cả làng tôi chưa bao giờ thấy bác E vui như thế.

Nhà văn Hoàng Hữu Các
(theo giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.