Kính thiên văn trên chiếc máy bay khảo cứu tầng bình lưu dành cho ngành thiên văn học hồng ngoại (SOFIA) có thể phát hiện ra những sóng tia hồng ngoại của các ngôi sao mà những kính thiên văn mặt đất hiện nay không thể phát hiện được.
Hình ảnh bên phải được chụp từ kính thiên văn SOFIA cho thấy những đám mây phát ra ánh sáng hồng ngoại quanh tinh vân Messier 42. Trong khi, hình ảnh Messier 42 được chụp bởi kính viễn vọng Hubble (trái) và Southern Observatory của châu Âu không thể ghi nhận được những tia hồng ngoại.
Mặt trăng gần như che lấp hoàn toàn Mặt trời khi hiện tượng nhật thực một phần diễn ra vào ngày 4/1 vừa qua. Hình ảnh tuyệt đẹp này được ghi lại bởi vệ tinh Hinode của Nhật Bản.
Đây là hình ảnh mới nhất của Hyperion – vệ tinh lớn nhất của sao Thổ – được tàu thăm dò Cassini của NASA ghi lại được vào ngày 28/11/2010 và được công bố trên tạp chí National Geographic trong tuần vừa qua. Trước đây, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy hyđrô cacbon trên vệ tinh này.
Hình ảnh của thiên hà Triangulum được vệ tinh SWIFT của NASA chụp bằng tia cực tím trong năm 2008, vừa được chính thức công bố vào hôm thứ Hai vừa qua. Các nhà khoa học đây là hình ảnh tia cực tím rõ nét nhất về một thiên hà được công bố từ trước tới nay. Thiên hà Triangulum cách Trái đất của chúng ta khoảng 3 triệu năm ánh sáng.
Hình ảnh của Mặt trời được chụp bởi tàu thăm dò Mặt trời Solar Dynamics Observatory của NASA. Hình ảnh này có thấy những quầng quang sáng rực đang bốc lên. Các nhà khoa học lo ngại rằng những quầng quang này có thể gây ra những cơn bão Mặt trời làm hư hại các thiết bị điện tử trên Trái đất.
Hình ảnh huyền ảo của tinh vân Lagoon được ghi lại bởi kính viễn vọng WISE của NASA và được công bố hôm 6/1 vừa qua. Tinh vân này cách Trái đất của chúng ta hàng trăm năm ánh sáng.
(theo bee)