ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí kíp giữ ấm cho mái nhà “cạp lại”
Friday, January 14, 2011 17:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc sống gia đình tái hôn thật khó khăn và đầy thách thức. Điều gì sẽ đem lại hạnh phúc và giữ được hòa khí cho một đại gia đình có con anh, con em và con của chúng ta?

Những tưởng xây dựng một cuộc hôn nhân mới sẽ dễ dàng hơn trên nền tảng kinh nghiệm đã trải qua của cuộc hôn nhân đầu, chị Hoa đang đau đầu với những khó khăn gặp phải khi cuộc hôn nhân thứ hai có thể đang đứng trước bờ vực thẳm. Đứa con gái chị chẳng bao giờ chịu mở lời nói chuyện với cha dượng, thằng con trai của chồng chị cũng không để chị chăm sóc, đứa con út vừa tròn 2 tháng của chị với anh cũng không hề được 2 anh chị cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha chào đón…

Vấn đề nan giải nhất của một gia đình “cạp lại” chính là “Con anh, con em, con của chúng ta”. Nó luôn là vấn đề hóc búa khiến nhiều gia đình đi đến bờ vực ly hôn lần nữa. Để giữ được hòa khí trong một gia đình mới với nhiều thành viên như thế còn là một thách thức lớn, đòi hỏi người trụ cột trong gia đình phải nỗ lực và khôn ngoan hơn để gia đình được êm ấm.

 Bí kíp giữ ấm cho mái nhà ’cạp lại’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Hãy nhìn thẳng vào thực tế!

Thực tế là một số cá nhân có thể dễ dàng hòa nhập với gia đình mới, nhưng một số lại không thể thích nghi với cuộc sống như vậy một cách nhanh chóng. Nhiều đứa trẻ có thể tự tạo nên lòng trung thành sâu sắc đối với cha mẹ đẻ của chúng, ngay cả khi một trong hai người có vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù bạn cố gắng cho chúng một người bố dượng hoặc mẹ kế tốt hơn nhưng chúng vẫn cảm thấy không thể chấp nhận được.

Cần phải kiên nhẫn!

Theo các chuyên gia, một số trẻ em cần đến 7 năm mới có thể thích nghi với người bố dượng hoặc mẹ kế. Chúng chỉ có thể thay đổi khi bố dượng hoặc mẹ kế tỏ ra tự nhiên, thay đổi chúng từng bước nhỏ. Bạn hãy tìm những hướng giải pháp dài hạn, theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, lấy lòng con trẻ bằng chính tình cảm yêu thương bạn dành cho chúng. Theo thời gian, chúng sẽ cảm nhận được tình yêu và có thể thấy rằng bạn là chỗ dựa vững chắc khi chúng cần.

Tạo dựng mối quan hệ thân thiết

Bạn sẽ gặp phải một số khó khăn và căng thẳng khi mới bắt đầu cuộc hôn nhân. Nhưng hãy dành thời gian để xây dựng một mối quan hệ tốt với trẻ. Những vấn đề về tiền bạc, trách nhiệm hay sự quan tâm của bạn dành cho con đẻ hay con riêng của chồng (hay vợ) cần phải được thể hiện một cách công bằng. Bạn cũng cần phải điều chỉnh những thói quen, sở thích sao cho phù hợp với cuộc sống mới, tìm những điểm tương đồng với chúng để phát huy, từ đó tạo dựng một mối quan hệ thân thiết, gần gũi.

 Bí kíp giữ ấm cho mái nhà ’cạp lại’ - Tin180.com (Ảnh 2)

Thể hiện sự đồng cảm và hiểu biết

Một trong những điều đem lại hiệu quả nhất mà ai cũng có thể làm trong gia đình chính là thể hiện sự đồng cảm. Ngay cả khi bạn không đồng ý với quan điểm của trẻ, bạn cũng cần phải thể hiện sự đồng tình, đồng cảm. Sau đó mới phân tích nhẹ nhàng để trẻ hiểu được đúng sai. Đừng vào hùa với chồng hoặc vợ để đánh giá chúng, tạo cho chúng cảm giác bị cô lập và bị ghét bỏ.

Bạn cần phải tránh nói những điều không tốt về bố hoặc mẹ đẻ của chúng, vì điều đó sẽ càng khiến trẻ có định kiến với bạn hơn. Nếu bạn bị vợ hoặc chồng cũ của người kia nói những điều không tốt hoặc không công bằng với trẻ thì bạn nên bình tĩnh và thể hiện sự hiểu biết của mình qua việc nhẹ nhàng giải thích cho chúng rằng: “tất cả chỉ vì muốn con có một cuộc sống đầy đủ và những điều kiện tốt nhất để học tập và sinh sống”. Chúng sẽ càng cảm thấy tôn trọng bạn hơn.

Đối xử công bằng

Bạn hãy nghiên cứu giải quyết mọi vấn đề với trẻ sao cho hợp tình hợp lý. Hãy tu luyện khả năng suy nghĩ sáng tạo, làm việc kiên nhẫn và bù đắp yêu thương cho trẻ. Con chung, con riêng cần được đối xử công bằng và được tôn trọng ý kiến, chúng rất nhạy bén trong mọi vấn đề, nhất là khi bị phân biệt đối xử.

Giúp đỡ kịp thời

Khi bọn trẻ gặp phải những vướng mắc, bạn cần để ý để có thể giúp đỡ chúng kịp thời. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt cho bạn và gây ấn tượng tốt cho trẻ.

Để có được mái ấm hạnh phúc, không chỉ với ngôi nhà “cạp lại”, cần phải gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp xuất phát từ tâm. Thời gian chắc chắn sẽ giúp tình yêu thương lấp đầy mọi nỗi mất mát.

Ngọc Hải
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.