ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi teen ‘tự kỷ’ cho giống người lớn
Monday, January 17, 2011 16:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vui vẻ, lạc quan ai cũng muốn, nhưng điều đó không hẳn được hoan nghênh trong thế giới của một số teen hiện nay, vì vui thì… chả có gì để nói.

Rảo quanh một vòng các trang mạng xã hội, nơi mà hiện nay hầu hết các teen chọn để chia sẻ cảm xúc thì những dòng trạng thái phổ biến nhất thường là “đang buồn”, “rất chán”, “cô độc”… Ảnh đại diện thì ngập tràn những tấm hình đầy tâm sự với bóng đêm, sự tĩnh lặng, tóc tai phủ kín mặt, và càng ngày càng có nhiều khói thuốc. Các màu sắc tone trầm như xám, đen, nâu… luôn được chọn và đi kèm theo đó thường là những ghi chú kiểu “lạnh”, “cô đơn”, “chênh vênh” hay “leave me alone”, “don’t touch me”…

Khi teen ’tự kỷ’ cho giống người lớn - Tin180.com (Ảnh 1)

Khi tìm hiểu ra thì mới biết các teen này không gặp chuyện gì to tát cả, phần lớn trong số họ đều không có nỗi buồn hay ưu phiền nào rõ ràng, hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ nhặt. “Mẹ bắt em cắt ngắn phần tóc mái mà em đã nuôi bấy lâu nay khiến em rất buồn, cảm thấy mẹ không hiểu mình…” – Anh Thư (lớp 10 trường PTTH N.K) tâm sự. Để rồi từ đó Anh Thư hay các teen có trường hợp tương tự trở nên trầm lặng hơn, họ cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Hay có những teen u sầu, tăm tối, “tự kỷ” (ngôn ngữ của teen hiện đại về hiện tượng này) chỉ đơn giản là theo trào lưu, theo “mốt” nhằm gây chú ý. “Bây giờ cứ phải trầm trầm, buồn buồn mới dễ gây ấn tượng, chứ cứ vui vẻ bình thường thì.. bình thường quá rồi, chả có gì đáng nói. Với lại im im, lặng lẽ như vậy mình thấy.. hay hay và có vẻ sâu sắc, người lớn lắm!” – Đó là suy nghĩ của Hoàng Nam (17 tuổi) và cũng là của nhiều teen hiện nay.

Khi teen ’tự kỷ’ cho giống người lớn - Tin180.com (Ảnh 2)

Đúng là thực tế cho thấy tâm lý chung của các teen là càng “ngầu”, càng “sầu đời”, càng tỏ ra bí ẩn thì mới phong độ và tạo được nét riêng, dễ gây chú ý. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng không quá nhiều chuyện để nói. Đằng này, nhiều teen khi đã chọn cho mình phong cách cô độc, tăm tối như thế rồi thì họ sẽ tìm cách bảo vệ hình ảnh đó của mình. Ví dụ như khi họ gặp chuyện không vui dù nhỏ hay lớn, bạn bè biết chuyện hỏi han, chia sẻ thì họ sẽ gạt đi, hoặc chỉ ậm ừ cho qua chuyện để rồi sẽ lại tiếp tục “cô độc”, “không còn ai”, hay “không ai hiểu mình”… Khi đó đôi khi họ không phải mong muốn một lời hỏi thăm hay san sẻ, mà chỉ đơn giản để mọi người biết mình đang buồn, cho đúng “mốt”, thế thôi. Những suy nghĩ tưởng đơn giản nhưng nhiều lúc lại vô tình làm tổn thương những người xung quanh mà nhiều teen mải mê với hình ảnh này lại không hay biết.

Khánh An (sinh năm 1990) tâm sự: “Khi thấy bạn mình có tâm trạng không tốt, mình quan tâm, chuyện trò với bạn ấy rất nhiều, thậm chí còn đưa bạn ấy đi vui chơi, giải trí. Tưởng tấm lòng của mình sẽ giúp bạn tốt hơn nhưng sau đó vẫn thấy bạn ấy viết note kiểu như cô độc và không ai lắng nghe, không ai thấu hiểu… mình rất buồn. Cảm thấy bị tổn thương khi mình như người vô hình và sự chân thành không hề có ý nghĩa..”.

Cứ như thế, dần dần họ mất đi những người bạn tốt xung quanh – những người luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Và nếu cứ mò mẫm trong cái thế giới xám xịt không có thật đó họ sẽ đánh mất cả bản thân mình, rồi tới khi họ chán với cuộc sống chỉ một màu, đến khi nhìn lại có lẽ khi ấy họ sẽ được cảm nhận sự cô độc một cách trọn vẹn nhất.

Cooc
(Theo Bưu Điện Việt Nam)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.