Người đàn ông đề cập tới ở đây là ông K đã từng mắc bệnh đau dạ dày kinh niên. Mặc dù thuốc thang triền miên đã làm giảm bớt những triệu chứng, nhưng không lâu sau chứng dạ dày của ông lại bộc phát ra. Đây là một câu chuyên kỳ lạ của ông K và gốc rễ của căn bệnh đau dạ dày của ông.
Công ty của ông K quản lý kinh doanh tại Trung Quốc. Một ngày, một người bạn kinh doanh người Trung Quốc gửi ông một tấm hình của một cô bé người Trung Quốc, hỏi ông K liệu ông có thích nhận đứa bé này làm con nuôi không. Đó là khởi đầu của câu chuyện kỳ lạ này.
Kể từ khoảnh khắc đầu tiên ông K trông thấy tấm hình này, ông đã phát sinh một sự gắn bó mạnh mẽ không thể tin nổi với cô bé, như thể cô bé đã mê hoặc ông. Nước mắt lưng tròng, ông K đã cầu xin sự chấp thuận của vợ ông để nhận đứa bé này làm con nuôi. Ông tốn nhiều giờ tại các cửa hàng đồ chơi trong khu vực, tìm hiểu những đồ chơi cho bé gái, và mang về nhà một đống đồ chơi. Sau đó, ông trải qua đủ mọi khó khăn để nộp hồ sơ xin con nuôi và làm theo những thủ tục hợp pháp của chính phủ Trung Quốc để mang đứa bé trở về Mỹ.
Thoạt đầu, nhà chức trách Trung Quốc thông báo với ông K rằng họ không thể xác định được cô bé này. Sau đó họ bảo ông K rằng một gia đình khác đã nhận nuôi đưa bé trước khi ông nộp giấy tờ xin con nuôi. Sau đó họ lại bảo ông K rằng gia đình này đã trả lại đứa trẻ cho trại mồ côi. Tiếp nữa, họ bảo ông K rằng đứa bé đó bị ốm và đã bị đưa tới bệnh viện. Cuối cùng họ bảo ông K rằng đứa bé đã chết ở bệnh viện.
Khi ông K nhận được tin xấu ông đã suy sụp. Ông đã không tin vào tin đó và đã nói rằng, “Ồ không, điều này là không thể! không thể nào! Không, cô bé là của tôi. Tôi cầu xin các ông! Các ông phải tìm cô bé! Cô bé phải còn sống đâu đó! Xin hãy tìm nó!” Ông K đã quỳ xuống khi ông thực hiện những cuộc gọi quốc tế tới Trung Quốc, như thể ông đang đích thân ở đó và cầu xin họ giúp đỡ, nhưng viên chức người Trung Quốc phụ trách vụ xin con nuôi của ông K đã ngăn ông bằng một lời kết luận sỗ sàng, “Xin lỗi” và gác máy.
Nhưng ông K không từ bỏ. Ông tới gặp đại biểu quốc hội và thượng nghị sỹ, yêu cầu sự giúp đỡ của họ. Cuối cùng, ông K đã đặt vé máy bay tới Trung Quốc và bay sang đó một mình, không có gì ngoài một bức hình của cô bé. Ông đã quyết tâm tìm được đứa bé hoặc ông sẽ không bao giờ trở về.
Ông K đã vượt qua đủ loại khó khăn và cuối cùng tìm thấy đứa nhỏ tại một trại trẻ mồ côi ở tỉnh Tứ Xuyên. Khi ông K tìm thấy cô bé, đứa trẻ tội nghiệp đã cận kề cái chết, bị bỏ lại một mình trong một góc của trại trẻ mồ côi, và chịu đựng chứng bệnh đau dạ dày. Ông K đã vượt qua rất nhiều khó khăn như ông quyết tâm hoàn tất các thủ tục xin con nuôi và đã mang được đứa trẻ trở lại Mỹ. Điều mà ông K đã chịu đựng và trải qua ở Trung Quốc là không thể diễn tả nổi.
Tôi đã trông thấy cô bé lần đầu tại phòng khám của tôi, khi ông K mang cô tới điều trị chứng đau dạ dày. Tôi đã hỏi, “Tại sao cháu bị bố mẹ cháu bỏ rơi?” “Bởi vì cô bé dị ứng với sữa mẹ. Cháu chỉ có thể cho bú sữa bò. Sữa mẹ làm bé đau dạ dày, làm cô bé nôn mửa và mắc bệnh ỉa chảy. Một gia đình nông dân Tứ Xuyên khó có thể lo nổi sữa. Để giải quyết ổn thoả, bố mẹ cô đã quyết định mang cô tới trại trẻ mồ côi,” ông K giải thích.
Câu chuyện đáng kinh ngạc
Hai năm sau lần gặp gỡ đầu tiên này, ông K lại mang đứa trẻ tới phòng khám của tôi vì bệnh dạ dày của cháu. Lần này ông K kể với tôi một câu chuyện đáng kinh ngạc.
“Sau khi con gái tôi và tôi tìm thấy nhau, chúng tôi không bao giờ xa nhau nữa. Bởi vì công việc của tôi yêu cầu tôi phải đi ra nước ngoài suốt, tôi đã bỏ việc để được cận kề bên cô bé của tôi. Một ngày khi tôi mang cháu theo trong một chuyến đi bằng tàu hoả tôi đã nhận ra mối liên hệ của chúng tôi trong kiếp trước.
Khi con gái tôi đang đọc một tạp chí du lịch trên tàu, miêu tả những điểm du lịch tại các nước châu Á, khuôn mặt cô bé bỗng nhiên lặng đi khi cô bé lướt qua một bức hình của Việt Nam. Cô bé nhìn lên với một cái nhìn trang nghiêm, sau đó chỉ vào một cái nhà lợp mái tranh và nói, “Bố, bố luôn là bố của con. Bố, mẹ và con đã từng sống trong một cái nhà giống như thế này. Một ngày bố đang chạy và mang con trên lưng còn mẹ thì chạy theo phía sau. Bố bị một quả bom đánh trúng và gục xuống. Bố không nói nữa. Mẹ và con đã khóc như mưa. Khóc cho bố. Con đã tìm bố kể từ đó.”
Ông K nước mắt rưng rưng khi ông kể với tôi câu chuyện. Ông ấy kể tiếp, “Ông có biết bao nhiêu lần tôi thức dậy sau những cơn ác mộng mà tôi bị truy tầm bởi những máy bay ném bom, những khẩu đại bác, chiến tranh, những quả bom, và những người thoát ra từ những đợt bom oanh tạc. Trong những giấc mơ tôi luôn nghe thấy, ‘Bố ơi! Bố ơi!’ Tôi có thể nghe nó là tiếng khóc của một đứa trẻ. Không có một lần nào mà tôi không thức dậy đẫm nước mắt sau những cơn ác mộng.”
Khi tôi nghe câu chuyện tôi nhận ra rằng tại sao ông K và đứa con nuôi đều chịu đựng cùng bệnh đau dạ dày. Sau khi tôi biết về mối liên hệ tiền định của họ, tôi buộc một cổ tay của ông K với một cổ tay của cô bé bằng một sợi dây trước khi tôi điều trị thuốc. Khi tôi thực hiện việc tiêm thuốc cho ông K, đứa bé đã cảm thấy rất lo lắng cho bố của cô và nói, “Bố à, bố có sao không? Bố sẽ không chết vì đau chứ? Hãy nói gì đi.” Ông K trả lời bằng một nụ cười, “Bố không sao. Bố cảm thấy tuyệt vời.” Nghe thấy những từ đó, cô bé thốt ra một tiếng thở phào giống như một người lớn. Bệnh dạ dày của họ được chữa lành một cách mầu nhiệm với một sợi dây buộc họ với nhau.
Kỳ thật sợi dây chỉ là một mối liên kết trong tình huống này, một dấu hiệu bên ngoài của sự hàn gắn tâm linh. Tôi tin rằng bệnh đau dạ dày của họ là cùng một nguyên nhân trong một không gian khác.
Tác giả: Tiến sĩ Yu Lin
(Theo Secret China)