ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ… rác thải
Wednesday, June 15, 2011 13:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Kỳ công tạo hình nhân vật từ những món đồ chơi bị hỏng, những vật liệu rác thải, hai bạn trẻ chỉ có 5 ngày để chụp 2.000 tấm hình và ghép chúng lại thành phim một cách thủ công.

Từ những ngày đầu tự mày mò và tìm hiểu, cho đến nay, đôi bạn này đã cho ra hơn 10 bộ phim với nhiều thể loại khác nhau và có nội dung sâu sắc.

Từ đam mê đến dự án về Stop Motion

Huỳnh Thanh Thanh (Ping) và Phạm Phương Anh (Phạm) bắt đầu học chung với nhau từ năm lớp 10 tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM. Những năm tháng học chuyên Văn ở trường chuyên, họ chỉ là 2 người bạn học bình thường, chưa hiểu biết về mơ ước, sở thích của nhau. Họ cùng nhau thi vào khoa Báo chí và truyền thông trường Đại học KHXH&NV với hy vọng được sử dụng thế mạnh về năng lực viết chứ không phải mong muốn được làm phim.

Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 1)

Ping (trái) và Phạm (phải) bắt đầu trở nên hiểu biết nhau hơn qua niềm đam mê làm phim

Họ chỉ bắt đầu đến với phim ảnh từ năm 2010, khi trường Đại học KHXH&NV tổ chức một liên hoan phim không chuyên với chủ đề bảo vệ môi trường. Hai cô bạn trẻ rất cá tính và giàu sáng tạo lúc đó mới biết rằng mình có cùng một đam mê về phim ảnh. Ý tưởng về một bộ phim thuộc dạng Stop motion nhanh chóng được Ping đưa ra, và ngay lập tức họ bắt tay vào công việc.

Họ có 5 ngày để thực hiện dự án phim này. Việc tạo hình nhân vật đã chiếm một ngày. Hộp sữa đã sử dụng, những tờ giấy bị vo lại, chiếc xe ô tô đồ chơi bị hỏng… được 2 bạn trẻ biến thành những nhân vật ngộ nghĩnh, những con rối được điều khiển bằng 2 sợi dây kẽm. Những hoạt động của các nhân vật này được Ping và Phạm xử lý thủ công, sau đó ghi hình lại bằng những tấm ảnh theo từng chi tiết nhỏ nhất của động tác nhân vật. 6 phút nội dung phim nhưng là sự lắp ghép động tác của 2.000 tấm ảnh. Những tấm ảnh sau đó được đem vào Photoshop xử lý xóa đường dây kẽm đi và ghép lại với nhau theo trình tự, lồng nhạc để trở thành một bộ phim có nội dung.

Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 2)
Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 3)
Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 4)

Các công đoạn làm phim Stop motion của Ping và Phạm

Phim The Journey của Ping và Phạm

[flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2011/06/YouTube_-_The_Journey_stop_motion.flv&image=http://beforeitsnews.com/vietnamese/doisong/files/2011/06/tin180.com_4.jpg /]
The Journey, bộ phim dạng Stop motion của Ping và Phạm

Ping và Phạm kể lại: “Ban đầu, em biết là công việc sẽ rất nhiều, nhưng không nghĩ nó lại khó khăn đến thế. Tụi em không có hiểu biết về kỹ thuật nên phải tự mày mò. Công việc làm phim bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng và chỉ kết thúc khi trời đã hết nắng vào 6 giờ chiều. Mọi thứ phải rất cẩn thận và chi tiết vì nếu sau khung hình hay nhân vật bị đổ thì sẽ phải làm lại từ đầu”.

Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 5)

Ping và Phạm trong buổi lễ trao giải Liên hoan phim không chuyên tại Đại học KHXH&NV

Đôi bạn đã phải xóa toàn bộ ổ cứng của laptop để có thể chứa hết dung lượng của hàng ngàn tấm hình. Không có phần mềm dựng phim chuyên nghiệp, họ phải sử dụng chương trình Ulead Studio cho phù hợp với cấu hình máy tính. Ban ngày đi quay, tối về dựng phim. Hai người đã hoàn thành khối công việc khổng lồ ấy sau đúng 5 ngày. The Journey từ một ý tưởng, với sự kỳ công và sáng tạo của hai nữ sinh, đã giành giải nhất liên hoan phim không chuyên năm đó.

Buổi trình chiếu tại Singapore và những trải nghiệm mới

Ping và Phạm chỉ có một chiếc máy ảnh Canon 550D để thực hiện tất cả những ý tưởng về phim ảnh của mình. Sau The Journey, trong một Đại hội của sinh viên tại Singapore, phim của Ping và Phạm được chọn lựa trình chiếu cùng với 6 bộ phim của các nước thuộc khu vực châu Á khác với chủ đề Điều gì làm nên nhà vô địch.

Ping kể lại: “Lúc trình chiếu phim của tụi em, tụi em đã cảm thấy rất ngại trước bạn bè quốc tế. Trong khi phim của họ là những cao ốc và đường phố rộng rãi, thì phim của tụi em chỉ là những cảnh đời sống rất chân thực ở Việt Nam mình, rất nghèo”. Bộ phim nói về một chàng trai Việt Nam, tham gia chạy marathon với ý chí quyết tâm giành giải để mua tặng chị gái mình một chiếc xe lăn.

Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 6)

Niềm say mê với các cảnh quay từ những chiếc máy ảnh đã gắn họ lại gần với nhau hơn

Hai nữ sinh Nhân văn và bộ phim làm từ... rác thải - Tin180.com (Ảnh 7)

Chuyến đi trình chiếu phim với chủ đề ’Điều gì làm nên nhà vô địch’ tại Singapore

Có lẽ, theo năm tháng lớn lên, những trải nghiệm sống và cá tính của hai bạn trẻ cũng dần được định hình và trưởng thành. Phim của họ làm giờ đây gần gũi hơn với cuộc sống, chia sẻ nhiều hơn với cộng đồng. Những phóng sự xã hội với nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu sắc như thể đã vẽ lại những tốt đẹp của cuộc sống từ những cú bấm máy.

Tác phẩm Khi yêu, trình bày theo dạng ký, được Ping và Phạm gửi đi dự liên hoan phim của Đại học KHXH&NV lần thứ 2, và được giải Ba thể loại phóng sự.

[flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2011/06/YouTube_-_Khi_Y_u_ph_ng_s.flv&image=http://beforeitsnews.com/vietnamese/doisong/files/2011/06/tin180.com_5.jpg /]
Ping và Phạm nói về tình yêu điện ảnh qua các cảnh quay

Cuộc sống dưới góc quay của Ping và Phạm được thể hiện bằng sự trẻ trung nhưng tinh tế, không giản đơn chỉ là sự nhìn ngắm mà còn là việc họ cảm nhận những cảnh đời họ gặp bằng sự cảm thông và chia sẻ. Những thước phim khiến họ lớn dần lên theo cách riêng của họ, lớn lên bằng niềm đam mê điện ảnh. Với Phạm, thì niềm đam mê đi liền với sự sáng tạo và thể nghiệm; còn với Ping thì sự say mê với văn hóa Nhật, văn học Nhật khiến từng cảnh quay và lời thoại của cô cũng nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và giàu cảm xúc.

Đó là một sự kết hợp hoàn hảo của tuổi trẻ nhiều cá tính nhưng giàu đam mê và nhiệt huyết.

Đặng Sinh
(Theo Bưu điện Việt Nam)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.