Chúng tôi trải qua những kì nghỉ cùng nhau, cùng ăn những bữa cơm gia đình, cùng phụ lũ trẻ làm bài tập ở nhà, cùng chơi bóng rổ, cùng xem phim vào buổi tối. Có vẻ mọi thứ đều ổn. Nhưng tôi vẫn có cảm giác mình là một kẻ chầu rìa, có một khảng cách vô hình mà mặc dù hết sức cố gắng tôi vẫn không vượt qua được.
Tôi đã từng cho rằng cụm từ “cha/mẹ kế”chỉ là một chức danh hờ mà người ta gắn cho những ai kết hôn với những ông bố bà mẹ đã có con với người chồng hay người vợ trước chỉ vì một lí do đơn giản là mọi sự vật hay mối quan hệ đều phải có một cái tên để gọi. Từ này chỉ thật sự có ý nghĩa khi người trong cuộc thật sự được chấp nhận như một người cha hay mẹ đúng nghĩa. “Có tiếng mà không có miếng” là những gì tôi nghĩ khi trở thành mẹ kế của bốn đứa con riêng của chồng tôi.
Chúng tôi đến với nhau được 6 năm, và cũng chừng ấy thời gian , tôi cùng anh ấy chăm sóc lũ trẻ đến lúc trưởng thành .Mặc dù bọn trẻ sống chủ yếu với mẹ nhưng chúng tôi cũng có nhiều thời gian ở bên nhau. Trong nhiều năm , tất cả chúng tôi đều rất cố gắng hòa nhập và làm cho cuộc sống gia đình mới hòa thuận và dễ dàng hơn. Chúng tôi trải qua những kì nghỉ cùng nhau, cùng ăn những bữa cơm gia đình, cùng phụ lũ trẻ làm bài tập ở nhà, cùng chơi bóng rổ, cùng xem phim vào buổi tối. Có vẻ mọi thứ đều ổn. Nhưng tôi vẫn có cảm giác mình là một kẻ chầu rìa, có một khảng cách vô hình mà mặc dù hết sức cố gắng tôi vẫn không vượt qua được. Ở đó là một thế giới của các thành viên trong gia đình , nhưng ngoại trừ tôi. Tôi cảm thấy thật là bất hạnh vì mình sẽ không bao giờ cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con.
Khi bọn trẻ phải theo mẹ chúng dọn đến thành phố khác , cách chỗ chúng tôi ở chừng 5 giờ lái xe , chồng tôi đã thật sự suy sụp. Anh ấy yêu chúng biết chừng nào . Không có gì có thể lấp được khoảng trống của bọn trẻ. Cuối cùng chúng tôi cũng chọn được giải pháp Thay vì liên lạc với nhau bằng phương tiện truyền thống , chúng tôi sử dụng e-mail và chat để liên hệ bất cứ lúc nào.
Mỉa mai thay những phương tiện truyền thông hiện đại này có thể giúp con người rút ngắn về khoảng cách địa lí nhưng nó lại làm cho con người ta xa cách nhau về mặt tình cảm. Nếu một mail gởi đến với địa chỉ người nhận là ” Dad” thì ngay lập tức tôi cảm thấy mình chỉ là một kẻ bị bỏ rơi . Và nếu tên tôi xuất hiện theo sau thì hôm đó đối với tôi là một ngày hội. Tôi cảm giác như mình là một phần không thể thiếu trong gia đình. Luôn luôn có những khoảng cách phải vượt qua , và những khoảng cách ấy ngày càng xa còn tôi thì ngày càng đuối sức .
Vào một buổi tối nọ trong khi chồng tôi đang phì phò trên sofa , tôi thì đang dán mắt vào màn hình thì nhận được một tin nhắn. Đó chính là Margo, con gái lớn nhất của chồng tôi. Cũng như thường lệ, chúng tôi gởi tin nhắn qua lại để hỏi thăm tin tức nhau. Khi chúng tôi chat theo kiểu này thì con bé chẳng cần biết nó đang chat với ai: tôi hay cha nó. Chỉ ngoại trừ trường hợp nó có chuyện gì đó muốn nói riêng với cha . Và hôm đó nó cũng chẳng buồn hỏi và tôi cũng không tiết lộ là mình đang nói chuyện với nó chứ không phải là chồng tôi . Sau một hồi nghe nó kể lể từ tỉ số trận đấu bóng chuyền ngày hôm qua, một bài thuyết trình về môn Lịch Sử mà nó phải làm và một buổi tiệc khiêu vũ sắp tới ở trường. Con bé có thói quen hay kể lể mọi chuyện như thế với cha nó . Tôi bảo với nó muộn rồi, nó phải đi ngủ để sáng mai còn đi học. Nó đáp lại :” Ok ! Talk to you later ! Love you”
Khi tôi đọc đến đây tự nhiên thấy lòng buồn vô hạn và tôi nhận ra rằng có lẽ nãy giờ nó tưởng đang nói chuyện với cha nó .Tôi và nó chưa bao giờ gởi cho nhau những lời yêu thương như thế. Tôi cảm thấy tội lỗi vì không cho nó biết là tôi đang nói chuyện với nó. Măc dù cũng rất muốn nói là tôi cũng yêu nó nhiều lắm. Tôi chỉ hồi âm. “Chúc con ngủ ngon!”
Tôi chợt nghỉ đến cái khoảng cách vô hình mà mình chưa bao giờ có thể vượt qua mà thấy nhói đau như những lần nhận được nhận mail mà không có tên mình.Trước lúc tôi định tắt máy, tôi nhận được một tin nhắn “Hãy nói với bố là con chúc bố ngủ ngon, mẹ nhé!!!!”
Nước mắt tôi dâng trào với một niềm vui khó tả. Niềm vui lần đầu tiên tôi thật sự được làm Mẹ.
Biên dịch: Mẹ Philipteo (Nguyễn Thanh Tâm)
(tác giả: Judy E. Carter, chickensoup.com)