ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Suýt mất chồng vì đòi ăn riêng
Friday, August 12, 2011 13:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bí quyết để giữ được tình chung khi nồi cơm đã trở nên riêng biệt cũng không phải là quá khó khăn.

Bữa cơm gia đình vốn là nét văn hóa truyền thống đáng quý tồn tại từ bao đời. Tuy nhiên, theo guồng quay của xã hội hiện đại ngày nay, có những gia đình buộc phải tồn tại những bữa cơm riêng dù vẫn sống cùng một mái nhà, nảy sinh bao chuyện vui buồn.
 
Lục đục vì chuyện cơm riêng
 
Vốn là con gái cưng trong gia đình, từ bé đến lớn chuyện bếp núc đối với Mai là một vấn đề xa lạ. Được thể bố mẹ cô cũng có quan niệm, cứ học thật giỏi, có địa vị trong xã hội, làm ra nhiều tiền sau này lấy chồng rồi thuê người giúp việc nấu hộ. Tuy nhiên, ngày bước chân về nhà chồng thì chuyện tính toán ấy của Mai hoàn toàn trật lật. Sống cùng bố mẹ chồng, công việc nấu nướng hàng ngày là bất khả kháng đối với Mai.
 
Từ trước tới nay, mẹ chồng cô vốn được xem là người khéo léo chuyện cơm nước cho chồng con. Không ít người nửa đùa nửa thật với Mai rằng cũng nhờ tài nấu nướng và cách thức tổ chức bữa ăn hàng ngày hợp lý ngon miệng nên các thành viên trong gia đình nhà chồng cô chưa bao giờ có ý định bỏ cơm nhà một bữa. Bây giờ đến lượt Mai phải thừa kế “truyền thống” tốt đẹp ấy.
 
Tuy nhiên, với một người vừa vụng chèo lại vụng cả chống như Mai thì điều đó là một thách thức quá lớn. Dạy bảo mãi mà con dâu vẫn không chịu tiếp thu, những mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu xuất phát từ cái bếp ngày càng tăng.
 
Cuối cùng, Mai xin phép được ăn riêng. Cô cho rằng, ăn riêng cô sẽ không phải chịu áp lực chuyện nấu nướng sao cho phù hợp khẩu vị của cả nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, cũng chẳng phải đối địch với mẹ chồng mỗi khi chế biến món này món nọ, thích ăn gì, sớm hay muộn chẳng ai phàn nàn nhắc nhở.
 
Một thời gian sau, tôi mới có dịp gặp lại Mai và không khỏi giật mình. Cô bạn vô tư nhí nhảnh ngày nào giờ biến thành một cô gái ưu tư mệt mỏi. “Chồng mình đang cặp bồ!” – Mai nói như sắp khóc. “Vì sao?” – “Vì cái chuyện mình xin ăn riêng đó”.
 
Mai kể, cứ tưởng được ăn riêng là cô thoát được nhiều thứ. Ai ngờ anh chồng vốn ăn quen những món nóng sốt mẹ nấu nay dị ứng với các món ăn sẵn vợ mua ngoài chợ về. Biết mình vụng nấu nướng, Mai cũng chịu khó đổi các món ăn sẵn liên tục nhưng chồng cô vẫn không nuốt nổi. Đã thế, hôm nào đi làm về mệt mỏi, Mai không vào bếp mà kéo chồng ra ngoài ăn luôn cho tiện.
 
Một bữa, hai bữa ăn dặt dẹo ngoài hàng cơm sẵn cũng không ổn lắm. Anh chồng bắt đầu góp ý với vợ. Chuyện nọ xọ chuyện kia, Mai ấm ức khi thấy chồng chẳng thông cảm mà còn suốt ngày đưa mẹ ra so sánh. Mấy lần thấy vợ giận dỗi chẳng nấu nướng gì, anh chồng báo cơm bên mẹ, đánh chén no nê rồi về phòng lăn ra ngủ để mặc vợ tha hồ ôm nỗi ấm ức. Mâu thuẫn vợ chồng cũng theo đó nhân lên từng ngày. Cuộc chiến tranh lạnh chưa kịp dứt thì Mai nghe tin chồng cặp bồ. Oái oăm thay cái nguyên nhân dẫn đến chuyện bồ bịch của chồng Mai lại xuất phát từ việc xin được ăn riêng cho thoải mái của cô.
 
Đừng để hạnh phúc trôi theo tiêu, hành, tỏi ớt
 
“Mẹ chồng tớ thoải mái lắm, hôm nay bọn mình nói đến chuyện ăn riêng, bà đồng ý ngay lập tức, lại rất vui vẻ nữa”. Mở đầu cho buổi sáng làm việc đầu tuần, Hoa thông báo. Giờ nghỉ trưa, cô bạn líu lo kéo tôi ra chợ mua sắm đồ dùng nấu bếp.
 
“Ăn riêng là phải sắm riêng à? Mẹ chồng cậu có bao nhiêu là nồi niêu bát đũa, sao không hỏi xin bà?” – “Đã riêng thì cái gì cũng phải riêng cho nó rạch ròi, đỡ phải đụng chạm”.
 
Việc được ăn riêng làm cho Hoa như biến thành người khác. Trước đây chẳng thấy cô hứng thú với chuyện chợ búa thế mà bây giờ cứ đến giờ nghỉ là Mai tranh thủ mua sắm đủ thứ từ những gia vị nhỏ như tiêu, hành, tỏi, ớt… Bẵng đi một thời gian, chẳng thấy Hoa lỉnh kỉnh mua bán gì nữa.
 
“Mua làm gì, bây giờ cứ dùng bữa nào mua bữa đó cho tiện, mua lắm chỉ để cho người khác dùng”. Hoa bảo mẹ chồng cô “xấu tính”, đã cho ăn riêng rồi mà vẫn cứ chung đụng nhiều thứ. Tính Hoa vốn sạch sẽ lại cẩn thận, các thứ gia vị dùng để nấu ăn bao giờ cũng được cô mua đầy đủ, phân loại rõ ràng để ngăn nắp trên chạn bát, dùng thứ gì chỉ cần với tay là có. Từ ngày được ăn riêng, cô mua hẳn một cái chạn nho nhỏ treo ở góc nhà và bày biện đồ của mình ở đấy. Ai ngờ bà mẹ chồng ở nhà nấu ăn ba bữa cứ tiện đồ của con dâu mua sẵn lấy dùng thoải mái. 

Dù chỉ là những thứ lặt vặt như mì chính, mắm muối, tiêu, hành nhưng không ít lần khiến Hoa bực mình. Mỗi lần cần dùng đến tìm mỏi cả mắt vẫn không thấy đồ của mình đâu, lò dò sang góc bếp của mẹ chồng thấy nằm lăn lóc bên ấy. Một vài lần Hoa ý tứ nhắc mẹ chồng “lấy đâu trả về đấy” thì lập tức bị bà cạnh khóe con dâu bủn xỉn, đo lọ nước mắm tính củ dưa hành. Rút kinh nghiệm, cô chẳng mua sắm đầy đủ làm gì cứ bữa nào thì mua đồ dùng bữa đấy.

Cứ tưởng làm thế thì đỡ bực mình, không ngờ chồng Hoa phát hiện ra tính nhỏ mọn của vợ. Đã thế mẹ chồng cô lại suốt ngày tỉ tê với con trai rằng dâu người ta thì kiếm tiền nuôi dưỡng bố mẹ chồng đằng này dâu mình không phải phụng dưỡng ngày nào, giờ đến chai nước mắm, tí mì chính nó cũng tính toán so đo… Thế là hai vợ chồng hết cãi vã lại chiến tranh lạnh. Hoa bảo cứ cái đà này có ngày hạnh phúc của cô có nguy cơ trôi theo tiêu, hành, tỏi ớt thật.
 
Chia bếp nhưng không chia tình
 
Chị Tú làm ở Công ty FPT cho biết hai vợ chồng chị cưới nhau được một năm thì cô xin phép bố mẹ chồng được ăn riêng. Khi nghe con dâu nói đến chuyện một bếp hai nồi, mẹ chồng cô không khỏi buồn rầu và giận dỗi. Bà bảo cô cậy mình làm ra nhiều tiền nên muốn ăn riêng cho sung sướng, rồi thì con dâu thành phố chê mẹ chồng nhà quê nấu ăn không ngon…

Chị Tú kể: “Thời gian đầu căng thẳng lắm, bà cũng đá thúng đụng nia phải biết. Thế nhưng khi mình đưa ra lý do rằng hai vợ chồng thường đi làm về muộn, lại hay phải tiếp khách, cơm nhà thường bỏ bữa nếu ăn chung thì sẽ bất tiện cho bố mẹ. Vì ông bà lúc nào cũng đợi bằng được con cái về đầy đủ rồi mới ăn chứ không bao giờ chịu ăn trước. Những khi hai vợ chồng báo bỏ bữa, ông bà tiếc của lại cặm cụi ăn đồ thừa cả ngày hôm sau… Nếu ăn riêng, ông bà không phải vất vả lo nấu nướng cho bọn mình lại chủ động ăn uống lúc nóng sốt. Phần bọn mình cũng thoải mái hơn, về lúc nào thì nấu nướng lúc ấy, hôm nào bận việc quá thì hẹn nhau ăn ngoài rồi về”.

Chị Tú cũng cho biết bí quyết chia bếp chứ không chia tình của chị khiến bố mẹ chồng chị hoàn toàn tin tưởng chuyện ăn riêng là tiện lợi cho hai bên, lại giữ được tình cảm với nhau. Dù mang tiếng là ăn riêng nhưng chị Tú chỉ phân định cái sự riêng đó ở phần nấu nướng thức ăn. Nghĩa là nồi cơm vẫn được thổi chung cho bốn người ăn còn thức ăn thì “của ai người ấy nấu”.

Bố mẹ chị thích ăn gì tự do chế biến theo khẩu vị rồi đến bữa cứ thế ăn trước. Anh chị về sau chế biến thức ăn của mình xong thích ăn lúc nào thì ăn không lo ông bà phải chờ đợi. Hôm nào hai vợ chồng không đi tiếp khách bên ngoài, chị đều gọi điện về nhờ mẹ chồng cắm thêm cơm cho hai vợ chồng rồi về nấu nướng sau. Có hôm, chị ý tứ lên danh sách những thứ cần cho bữa chiều của hai vợ chồng rồi vui vẻ nhờ mẹ chồng tiện đi chợ mua hộ.

Chủ nhật rảnh rỗi chị lại “rủ rê” mẹ chồng cùng “góp gạo thổi cơm chung” cải thiện cho cả nhà ăn một bữa vui vẻ. Cứ thế cái sự ăn riêng của chị vẫn không hề sứt mẻ một chút tình cảm nào, lại được mẹ chồng khen nức nở.

Hóa ra bí quyết để giữ được tình chung khi nồi cơm đã trở nên riêng biệt cũng không phải là quá khó khăn. Chỉ cần những bà nội trợ ý tứ một chút, các ông chồng biết thông cảm, giữ vững lập trường một chút, đặc biệt nhất là những cô con dâu biết lấy lòng mẹ chồng một chút nữa thì những cái bếp sẽ trở thành nơi níu giữ hạnh phúc gia đình dù nó có bị “chia năm sẻ bảy” đi chăng nữa.
 
Theo Giang Lam
Người Đưa Tin

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.