ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dân nghiệp dư mê chụp ảnh
Thursday, September 8, 2011 15:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không cùng chung nghề nghiệp, quê quán, tuổi tác nhưng đam mê chụp ảnh đã kết nối họ với nhau. Cứ cuối tuần, các thành viên CLB nhiếp ảnh lại gặp nhau để chia sẻ kỹ thuật mới, cùng nhau đi khám phá cảnh đẹp qua ống kính mỗi người.

Dân nghiệp dư mê chụp ảnh - Tin180.com (Ảnh 1)

Nào ta cùng `bắn’. (Ảnh: Võ Chung)

Cuối tuần đi `off’

Theo thông báo: `Tuần này nhóm sẽ đi `off’ tại Phú Mỹ Hưng’, các thành viên CLB nhiếp ảnh hẹn nhau tại công viên Quách Thị Trang, Quận 1 để đi đến `điểm tập kết’. Tìm chỗ gửi xe xong, mọi người kéo `súng, ống’ ra thì mới phát hiện hai cô người mẫu tự nguyện cho cả đoàn `bắn’ hôm nay vẫn chưa đến.

“Trong khi chờ đợi, anh em tự do sáng tác tại khu phố nhà giàu này”, Vũ Hồng một thành viên CLB lên tiếng. Người nằm xuống đất chỉ để canh `bắn’ con bướm đậu trên bãi cỏ, kẻ nửa quỳ nửa ngồi trông như một người bị phạt để có được góc ảnh đẹp về bông súng, bông sen, chú cá ở dưới kênh. Nhìn họ mới thấy dân mê chụp ảnh không ngại `hy sinh cho nghệ thuật’ với những tư thế `bắn’ đầy sáng tạo.

“Anh em ơi, mẫu đến rồi. Hôm nay chúng ta có ba mẫu tha hồ `bắn’, một thành viên có nickname hathasam nói. Ba cô người mẫu tự nguyện đều là bạn của họ. Do chịu khó tạo dáng nên những người mẫu không chuyên này đã làm gần 20 tay máy rất hài lòng.

`Người mẫu’ Thuý Vi cho biết cô đang là sinh viên năm thứ ba ngành thiết kế nội thất tại một trường đại học ở Califonia (Mỹ). Nghỉ hè về thăm nhà và rất thích được chụp hình nên khi nghe bạn rủ đi làm mẫu, cô đã đồng ý. Cứ xong một `trận bắn’, Thuý Vi lại đòi xem lại ảnh của mình.

Kết thúc một này `bắn’, những tay máy kĩ tính cũng chụp được hàng trăm tấm hình, có người còn lên đến cả ngàn tấm. Theo yêu cầu của trưởng nhóm, anh em chỉ chọn những tấm ảnh tâm đắc để đưa lên diễn đàn, tuyệt đối không đưa ảnh hậu kỳ, để việc góp ý được sâu hơn. Trước giờ chia tay, họ lại hẹn nhau đi chụp ở Cần Giờ vào trưa thứ bảy tới.

Dành tiền mua máy

Với các tay máy chuyên nghiệp `có đai có đẳng’ thì các tay máy trên chỉ là dân `amatơ’ (không chuyên).

Tuy nhiên, Tuấn Tú, một thành viên của diễn đàn vnphoto cho biết: “Gọi là `amatơ’ nhưng cũng không thể `tay không bắt giặc’ hoặc chỉ dùng máy compact đơn giản. Tụi mình vẫn phải đầu tư nhưng luôn tính toán làm sao có được những bức ảnh gây ấn được tượng với người xem với kinh phí thấp nhất”.

“Mê chụp ảnh, nhưng không đủ tiền nên mình phải dùng máy kỹ thuật số compact để săn ảnh”, một thành viên có nickname Kenken, 25 tuổi, giáo viên dạy ảo thuật tâm sự.

Để mua được `con’ canon EOS 1100D cuối tuần đi `off’ với anh em, Kenken phải để dành tiền hơn một năm. Tuy máy không `xịn’, kỹ thuật của người chụp chưa cao nhưng sau hai tháng đi chụp và được chỉ dẫn nên Kenken đã lên tay rất nhiều. “Đang để dành tiền để mua thêm tele, đèn flash cho `bằng anh bằng em”, Kenken nói về kế hoạch trang bị cho đam mê của mình.

Có đồng lương rủng rỉnh hơn nhưng anh Trần Minh, thành viên CLB yêu nhiếp ảnh cũng mất đến nửa năm để sắm cho mình chiếc Nikon D90.

Minh cho biết: “Đây là một đam mê tốn tiền. Để trang bị được chiếc máy ảnh này, tôi phải hy sinh nhiều thứ khác nhưng càng khó thì mới càng quý. Tuy nhiên, cái máy tele 18 – 55mm này vẫn chưa `thấm tháp’ vào đâu, đèn đóm cũng chưa có, nên tôi còn phải dành tiền trang bị thêm”.

Hồng Thúy có gia đình thuộc hàng khá giả nhưng xin tiền mua máy xịn thì bố mẹ không chiều lòng cô con gái rượu. “Ba em phán: “Lo tập trung học hành, muốn chụp hình thì máy du lịch đang có chụp được rồi, không cần phải mua máy nhiều tiền”, Thúy cho biết.

Không xin được tiền, Thúy lên kế hoạch dài hơn bằng cách tiết kiệm tiền sắm đồ, đi chơi, sinh nhật, lễ, tết để bỏ lợn đất. Chăm chỉ dành dụm từ năm thứ nhất đến năm thứ ba đại học, Thúy đã có trong tay hơn ba chục triệu đồng để `rinh’ về chiếc Canon EOS 60S Kit, tele 18 – 135 IS khiến nhiều người phải `thèm thuồng’.

Dân `amatơ’ vẫn có ảnh đẹp

Dân chụp ảnh nghiệp dư thường đi chụp theo nhóm, vừa để vui, vừa chia sẻ được người mẫu, đồ nghề và quan trọng là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Họ không có mục đích chính là kiếm tiền mà chủ yếu `xả’ stress, khám phá vẻ đẹp của tạo hoá và thỏa mãn nhu cầu, sở thích bản thân.

Vốn là dân thiết kế đồ hoạ, tham gia diễn đàn yêu nhiếp ảnh kể hơn bốn tháng nay, Thanh Xuân kể: “Lúc mới mua máy tôi chỉ chụp bằng các chế độ tự động, tham gia CLB được người này người kia chỉ nên giờ tôi cũng phần nào làm chủ được `cục cưng’ của mình”.

Thanh Xuân nhớ lại lần cả hội đi Phan Rang `sáng tác’, cầm máy trên tay cô choáng ngợp trước khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên. Dù tích cực bấm nhưng cô lại không chụp được nhiều kiểu đẹp. Sau khi `post’ chúng lên diễn đàn, cô nhận được những lời góp ý về góc ảnh, ánh sáng, bố cục… nên đã học được rất nhiều kinh nghiệm.

Trần Minh một thành viên hội mê nhiếp ảnh cho biết: “Tôi không có máy, ống kính, đèn flash `xịn’ như dân chuyên nghiệp nhưng ngôn ngữ hình ảnh không giới hạn và để có bức ảnh đẹp tuỳ thuộc vào cách nhìn, kỹ thuật của mỗi người”.

Tuy không được đào tạo chính quy, đồ nghề chỉ là những `con máy’ tầm trung nhưng nhiều thành viên vẫn kiếm được tiền từ đam mê của mình nhờ học hỏi những người đi trước.

Thanh Trà, thủ lĩnh diễn đàn yeunhiepanh.net là một ví dụ điển hình. Tích cực tham gia các cuộc thi ảnh qua các sự kiện do các công ty tổ chức nên chỉ hơn một năm sau, anh chàng đã lấy lại hết khoản tiền đầu tư vào máy, thậm chí còn có lãi. “Nếu chịu khó học hỏi, có cái nhìn sáng tạo thì vẫn có thể kiếm `gạo’ để trang bị máy móc xịn hơn”, Trà chia sẻ.

Theo bayvut

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.