Ứng xử sao khi chồng ngoại tình?
Thursday, September 22, 2011 14:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Phát hiện chồng ngoại tình là một cú sốc lớn đối với tôi. Tôi như đang đứng giữa ngã ba đường, thấy “bỏ thì thương, vương thì tội”.
Đó là tâm sự của chị N.H.V và cũng là tâm trạng chung của khá nhiều phụ nữ sau khi phát hiện chồng không chung thuỷ.
“Nên ra đi hay ở lại?”
Chị N.H.V tâm sự: “Nên hay không nên ly hôn? Ra đi hay ở lại?. Tôi cứ do dự mãi như thế và thấy thật khổ sở”.
Có khá nhiều phụ nữ cũng nói rằng, họ đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để quyết định xem mình phải làm gì trong tình huống biết chồng ngoại tình. Dù chính sự phản bội của chồng đã gây ra nỗi đau, sự tổn thương và cô độc trong tâm hồn của họ, họ nhận ra điều đó nhưng vẫn khó đưa ra quyết định cuối cùng.
Chị L. A. khi biết chồng không còn chung thuỷ cũng đã bị tổn thương nặng nề và chị giận điên lên trước sự sự phản bội. Chị không thể chịu được cái ý nghĩ phải tiếp tục chung sống cùng anh chồng. Ngay lập tức chị quyết định chấm dứt.
Chị cảm thấy quyết định đó là hoàn toàn đúng. Nhưng khoảng vài giờ đồng hồ sau đó, chị lại muốn thay đổi suy nghĩ. Chị lại nghĩ về những năm tháng đã vun đắp mối quan hệ với bạn đời của mình, bao nhiêu hạnh phúc và vui vẻ từng có trong khoảng thời gian đó, bao nhiều tình cảm dành cho anh ấy vẫn còn nguyên vẹn. Và rồi chị nghĩ “Không, không thể chấm dứt dễ dàng như vậy”.
Chị L. A. quyết định ở lại với niềm tin rằng mình có thể tiếp tục sống với anh chồng và tìm hạnh phúc lần nữa. Sau đó vài giờ, chị lại quyết định ra đi. Cứ thế, ở lại rồi ra đi, ra đi rồi ở lại. Băn khoăn, lưỡng lự mãi chị L. A. vẫn không thể quyết định và cứ dày vò mình đến khổ sở.
Có khá nhiều phụ nữ cũng nói rằng, họ đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để quyết định xem mình phải làm gì trong tình huống biết chồng ngoại tình. Dù chính sự phản bội của chồng đã gây ra nỗi đau, sự tổn thương và cô độc trong tâm hồn của họ, họ nhận ra điều đó nhưng vẫn khó đưa ra quyết định cuối cùng.
Chị L. A. khi biết chồng không còn chung thuỷ cũng đã bị tổn thương nặng nề và chị giận điên lên trước sự sự phản bội. Chị không thể chịu được cái ý nghĩ phải tiếp tục chung sống cùng anh chồng. Ngay lập tức chị quyết định chấm dứt.
Chị cảm thấy quyết định đó là hoàn toàn đúng. Nhưng khoảng vài giờ đồng hồ sau đó, chị lại muốn thay đổi suy nghĩ. Chị lại nghĩ về những năm tháng đã vun đắp mối quan hệ với bạn đời của mình, bao nhiêu hạnh phúc và vui vẻ từng có trong khoảng thời gian đó, bao nhiều tình cảm dành cho anh ấy vẫn còn nguyên vẹn. Và rồi chị nghĩ “Không, không thể chấm dứt dễ dàng như vậy”.
Chị L. A. quyết định ở lại với niềm tin rằng mình có thể tiếp tục sống với anh chồng và tìm hạnh phúc lần nữa. Sau đó vài giờ, chị lại quyết định ra đi. Cứ thế, ở lại rồi ra đi, ra đi rồi ở lại. Băn khoăn, lưỡng lự mãi chị L. A. vẫn không thể quyết định và cứ dày vò mình đến khổ sở.
Quyết định cần dựa trên cả trái tim lẫn khối óc
Theo các nhà tâm lý, sự do dự để đi đến quyết định cuối cùng trong trường hợp này càng khiến người phụ nữ có cảm giác như điên lên. Những phụ nữ rơi vào tình cảnh này cần đưa ra quyết định sáng suốt, đừng tự dằn vặt mình.
Nhưng đưa ra quyết định dựa vào trái tim hay khối óc? Hiện nay, xã hội tồn tại một tranh luận dai dẳng về việc ra quyết định dưa theo cảm xúc và lý trí, cái nào là tốt hơn. Một vài người cố chấp thì nói rằng mọi quyết định cần phái xuất phát từ lý trí và không nên để cảm xúc chen vào.
Dĩ nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi đưa ra quyết dịnh dựa trên thực tế những gì đang diễn ra, nhưng làm sao ta có thể làm ngơ trước cảm xúc khi mà cảm xúc chi phối phần lớn quyết định của chúng ta. Những người đứng ngoài cuộc (bạn bè và người thân) có thể nói rằng “đương nhiên là cậu nên bỏ hắn rồi, chẳng có gì băn khoăn ở đây cả”. Nhưng họ không trực tiếp trải qua quãng thời gian chung sống, vun đắp tình cảm với anh ấy nên họ có thể đưa ra những quyết định đầy lạnh lùng và lý tính.
Theo một nhà tâm lý học, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn hôn nhân và hạnh phúc gia đình thì bất cứ quyết định nào cũng cần dựa trên cả trái tim lẫn khối óc.
Nhưng đưa ra quyết định dựa vào trái tim hay khối óc? Hiện nay, xã hội tồn tại một tranh luận dai dẳng về việc ra quyết định dưa theo cảm xúc và lý trí, cái nào là tốt hơn. Một vài người cố chấp thì nói rằng mọi quyết định cần phái xuất phát từ lý trí và không nên để cảm xúc chen vào.
Dĩ nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi đưa ra quyết dịnh dựa trên thực tế những gì đang diễn ra, nhưng làm sao ta có thể làm ngơ trước cảm xúc khi mà cảm xúc chi phối phần lớn quyết định của chúng ta. Những người đứng ngoài cuộc (bạn bè và người thân) có thể nói rằng “đương nhiên là cậu nên bỏ hắn rồi, chẳng có gì băn khoăn ở đây cả”. Nhưng họ không trực tiếp trải qua quãng thời gian chung sống, vun đắp tình cảm với anh ấy nên họ có thể đưa ra những quyết định đầy lạnh lùng và lý tính.
Theo một nhà tâm lý học, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn hôn nhân và hạnh phúc gia đình thì bất cứ quyết định nào cũng cần dựa trên cả trái tim lẫn khối óc.
Có 2 tình huống gợi ý sau:
Nếu anh ta chấp nhận từ bỏ người phụ nữ kia và hối cải, muốn quay lại xây dựng hạnh phúc với bạn thì bạn có thể cho anh chồng một cơ hội. Và trong trường hợp này bạn cũng phải còn tình cảm với chồng và không muốn phá bỏ hôn nhân.
Còn nếu thực sự từ lâu bạn đã khó chịu về tính khí, sự thiếu trách nhiệm của chồng. Bạn chỉ còn chung sống với chồng chẳng qua chỉ là chung một “mái nhà”, còn tình cảm đã cạn thì quyết định ra đi sẽ dễ dàng hơn.
Và dù bạn có quyết định thế nào thì các chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, lúc này tốt nhất là bạn hãy biết quan tâm chăm sóc bản thân mình. Khi chịu một cú sốc hay trải qua những cảm giác mất mát kinh khủng, việc duy nhất cần làm là tiếp tục sống, chẳng có gì khác là cuộc sống cả.
“Cuộc sống” ở đây bao gồm phải ăn uống đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh. Tránh xa rượu và thuốc an thần. Hãy chăm sóc sức khoẻ ban thân, tập thể dục như chạy bộ, đi bơi, đến phòng tập… Bất cứ thứ gì có thể giữ cho bạn khoẻ mạnh. Nếu có các con thì hãy chăm sóc chúng, làm sao để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con.
Điều quan trọng là ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống, khi bạn đang bị tổn thương thì quan tâm đến sức khỏe và thể trạng của mình sẽ giúp bạn vượt qua mọi chuyện tốt hơn. Khi bạn cảm thấy mình đủ sức khoẻ và tinh thần để vượt qua nỗi đau và sẵn sàng nhìn về tương lai, khi đó bạn hoàn toàn có khả năng làm được nhiều điều tốt hơn nữa.
Và dù bạn có quyết định thế nào thì các chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, lúc này tốt nhất là bạn hãy biết quan tâm chăm sóc bản thân mình. Khi chịu một cú sốc hay trải qua những cảm giác mất mát kinh khủng, việc duy nhất cần làm là tiếp tục sống, chẳng có gì khác là cuộc sống cả.
“Cuộc sống” ở đây bao gồm phải ăn uống đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh. Tránh xa rượu và thuốc an thần. Hãy chăm sóc sức khoẻ ban thân, tập thể dục như chạy bộ, đi bơi, đến phòng tập… Bất cứ thứ gì có thể giữ cho bạn khoẻ mạnh. Nếu có các con thì hãy chăm sóc chúng, làm sao để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con.
Điều quan trọng là ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống, khi bạn đang bị tổn thương thì quan tâm đến sức khỏe và thể trạng của mình sẽ giúp bạn vượt qua mọi chuyện tốt hơn. Khi bạn cảm thấy mình đủ sức khoẻ và tinh thần để vượt qua nỗi đau và sẵn sàng nhìn về tương lai, khi đó bạn hoàn toàn có khả năng làm được nhiều điều tốt hơn nữa.
Theo Thuỳ Minh
VnMedia
(Theo GiadinhNet)