ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Cơm sôi”, nhớ “nhỏ lửa”
Tuesday, September 20, 2011 12:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đừng bao giờ để những khoảnh khắc “cả giận mất khôn” khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ. Cãi vã quá nhiều không bao giờ là tốt.

http://media.tin180.com/wp-content/blogs.dir/11/files/2011/09/com-soi-nho-nho-lua-1.jpg

 

 

Nhiều người cho rằng, cãi vã cũng là cách giúp hai bên hiểu nhau và giữ cho tình cảm thêm bền chặt. Tuy nhiên, có những ranh giới nhất định mà bạn không bao giờ nên vượt qua nếu không muốn làm tổn thương cả hai phía. Dưới đây mà vài điều bạn nên xem xét áp dụng trước khi cuộc cãi vã đi quá giới hạn:

 

Bình tĩnh vài giây

Bản năng của con người là dùng sự giận dữ như phản ứng tức thời ngay khi bắt đầu cãi vã với nửa kia. “Giận mất khôn”, bạn có xu hướng nói những điều cay nghiệt nhiều gấp đôi bình thường. Lời khuyên tốt nhất dành cho những khi tức giận bắt đầu nhen nhóm là bạn tự dành cho mình vài khoảng lặng suy nghĩ về vấn đề, thay vì hét ầm lên ngay lập tức.

Dù cuộc nói chuyện là trực tiếp hay qua điện thoại, hãy để não bộ có thời gian đánh giá chính xác những gì đang diễn ra. Không nhiều người có thể tự tách mình ra khỏi cuộc cãi vã hay đủ khả năng nhận ra mọi thứ đang đi  quá giới hạn. Nếu sự tức giận đưa bạn tới ý muốn quát tháo ầm lên, hay muốn chửi thề, đó là lúc kìm mình lại. Hãy nói với người ấy rằng bạn cần suy nghĩ thêm và sẽ tiếp tục bàn về vấn đề sau vài tiếng nữa. Trì hoãn chưa chắc đã giúp bạn tránh cãi vã, nhưng ít nhất cả hai cũng bình tĩnh hơn trong câu nói.

Cố gắng truyền tải thông tin

Ngay cả khi cuộc nói chuyện nhanh chóng trở nên tồi tệ, hãy cố gắng để cho người ấy biết rằng bạn hiểu vấn đề và ý kiến của người ấy là gì. Mỗi người có quan điểm riêng, nhưng nếu bạn biết đặt mình vào vị trí, cảm giác của người đối diện, bạn sẽ để họ biết rằng bạn đang lắng nghe. Đừng chỉ nói “Em hiểu anh nói gì”, vì đôi khi chúng chỉ là những câu từ sáo rỗng. Hãy thể hiện cho người ấy ràng bạn hiểu và quan điểm của chàng/nàng giúp giải quyết vấn đề ở khía cạnh nào. Khi bạn cư xử mềm mỏng như thế, bạn có quyền hi vọng người ấy cũng tiếp cận vấn đề theo cách tương tự.

Com soi nho nho lua

Cẩn trọng với ngôn ngữ cơ thể

Đôi khi, ngôn ngữ cơ thể cho thấy nhiều điều hơn lời nói. Nếu bạn quay lưng lại phía chàng/nàng, hoặc bạn nhìn ra phía khác khi người ấy đang nói, cử chỉ của bạn sẽ chứng tỏ bạn không lắng nghe và không có ý muốn hợp tác. Nếu bạn nhắm mắt lại và đưa hai tay lên khi nói, bạn lại cho thấy mình đang khó chịu và không muốn nghe gì thêm nữa.

 

Bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu và nổi cáu nếu chàng chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại hay để tâm chí ở đâu đâu.Hãy giữ cho mình luôn bình tĩnh, ngồi thẳng đối mặt với chàng, để chàng thấy rõ là bạn đang lắng nghe. Chỉ có cách tôn trọng lẫn nhau mới giúp vấn đề sớm được giải quyết hiệu quả.

Nói gì đó để thay đổi không khí

Cách này không giúp ích cho mọi cuộc tranh luận hay cãi vã, nhưng nó có tác dụng làm dịu căng thẳng và ngăn mọi thứ đi quá xa. Vào một vài thời điểm thích hợp, bạn có thể khiến cuộc nói chuyện dễ chịu hơn bằng cách thêm vào vài lời nhận xét hài hước. Nó có thể về một khoảnh khắc vui vẻ hai người ở bên nhau, hay những nét đáng yêu bạn nhìn thấy ở chàng/nàng mỗi khi cáu gắt. Đừng để chàng cho rằng bạn đang cố tình đánh trống lảng, hay đang muốn mang vấn đề ra làm trò đùa. Hãy chọn thời điểm thích hợp, và lời nói có suy xét.

 

(Theo vietbao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.