ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mẹ một bên và… vợ một bên
Thursday, October 6, 2011 10:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Làm dâu khổ, làm mẹ chồng khó song ít ai nghĩ đến nỗi khổ của người đàn ông trong vai trò làm con, làm chồng giữa mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

http://media.tin180.com/wp-content/blogs.dir/11/files/2011/10/me-mot-ben-va…-vo-mot-ben-1.jpg

 

 

Câu chuyện của những người đàn ông phản hồi đến tòa soạn sau bài viết “Làm mẹ chồng sao khó thế” phần nào giúp các mẹ, các chị em hiểu được nỗi niềm này.

“Một là mẹ, hai là em. Anh chọn đi!!!”. Tối hậu thư của vợ như tiếng sấm giữa ngày đông. Trong ánh đèn ngủ, khuôn mặt vợ anh tối sẫm, đôi mắt cô làm anh bức bối. Anh thấy căn phòng chao đảo, cơn giận dữ trong anh bùng lên như muốn tung hê tất cả. Phòng bên, tiếng ho húng hắng của mẹ kéo sự ức chế của anh rơi bịch xuống…    
Bên tình, bên hiếu
Nhiều đêm ròng anh Trần Pha (Ba Đình, Hà Nội) không ngủ được. Lấy vợ đã gần 5 năm thì bằng ấy năm, mẹ anh và chị Vân, vợ anh chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng. Ngay khi biết con trai lấy vợ có bằng thạc sĩ, người mẹ cả đời sương gió ít được học hành như mẹ anh theo con lên Hà Nội cảm thấy lo ngại. Chị Vân vốn ít giao tiếp với những người như bà, lại sẵn không có cảm tình với mẹ chồng nên chị cũng đối xử với bà như… người dưng.
Cách sinh hoạt, cách nghĩ, cách nói hai người khác xa nhau nên hai mẹ con dù cố vẫn không tránh khỏi va chạm. Mỗi lần bà quét nhà, chị cầm chổi quét lại. Bà rửa soong nồi xong, chị thấy chưa sạch mang ra rửa lại. Bà bày hoa quả trong rổ, để trên bàn, chị mang đĩa đổ ra. Trong nhà, mọi thứ theo sự sắp xếp của chị, bà để đồ vật không đúng ý chị là chị chỉnh sửa lại theo ý mình. Ấm ức trong lòng mãi, không chịu nổi bà hỏi: “Chị chê tôi bẩn, quê mùa nên tôi làm gì chị cũng làm lại hả?”. “Đấy là mẹ nói chứ không phải con nhé” – sự thủng thẳng của chị khiến bà không chịu nổi: “Chị ở nhà con tôi, tôi là mẹ nó mà chị không tôn trọng. Chị coi tôi là cái gì?”. “Con lấy con mẹ thì đây cũng là nhà của con. Chúng con có bỏ nhau thì nhà chia đôi, không có phần của mẹ. Ở đâu thì phải theo ở đấy thôi mẹ ạ”. Bà tức, bà khóc vì bà nói không lại với người con dâu trình độ cao hơn bà, bà trút lên đầu con trai: “Bao năm chắt chiu nuôi dạy anh nên người, giờ tôi ở nhà anh hay ở nhờ nhà con dâu!?”.
Bên nào nặng hơn?
Chuyện của anh Pha cũng là câu chuyện ở nhiều gia đình ba thế hệ, nhất là khi người con trai phụng dưỡng mẹ già, không thể tránh khỏi mâu thuẫn của mẹ chồng, nàng dâu. Người đàn ông thường hay phải nghe tiếng phàn nàn của mẹ về vợ mình, lúc thì nghe vợ tỏ ý khó chịu về mẹ.
Anh Vũ Luân, một cán bộ ngân hàng luôn phải đau đầu về những chuyện như vậy. Mỗi ngày đi làm về, anh lại thấy mẹ “phát hiện” thêm những cái dở của con dâu. Còn vợ anh thì phàn nàn: “Mẹ cổ hủ, hay xét nét em. Chắc ngày xưa mẹ làm dâu khổ quá nên muốn em phải nếm mùi đây”. Anh cảm thấy khó xử, nhất là khi vợ cứ đòi thuê nhà ở riêng. Mẹ lại bắt anh phải trả lời câu hỏi: “Mẹ và vợ, anh chọn ai?”. Trước sự im lặng của anh, bà buông tiếng thở dài: “Mẹ thì có một, tuỳ anh, anh có lớn có khôn. Mẹ và vợ anh, ai quan trọng hơn thì anh theo người đó”(!).
Anh Nguyễn Hưng (giám đốc một công ty xuất nhập khẩu) mỗi khi về nhà lại lâm vào tình cảnh như gà mắc tóc. Vợ và mẹ anh luôn bất đồng trong nhiều vấn đề, đặc biệt vợ anh luôn khó chịu khi chồng cái gì cũng hỏi ý kiến mẹ. Mẹ anh sợ nàng dâu cưỡi cổ con mình, nhất nhất bắt con không được nghe vợ. Trong lòng anh luôn phải trả lời câu hỏi: “Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn?”.
Kính mẹ, yêu vợ
“Mọi người kêu làm dâu khổ, làm mẹ chồng khó, nhưng tôi nghĩ làm anh con trai trong nhà có cả vợ và mẹ ở cùng mới là vừa khổ vừa khó”, anh Vũ Luân nói. Cũng may, người gỡ khó cho anh chính là ông bố. Ông bảo: “Con phải xác định vai trò của mình là một đại sứ thiện chí về hòa bình, là người trung lập và cả trung gian nữa, mới có thể giải quyết được vấn đề “thâm căn cố đế” này”.
Do đó, dù rất giận mẹ, giận vợ nhưng anh vẫn cố kiềm chế, “tìm cách” tâm sự với từng người, mong họ hiểu nhau. Ngày sinh nhật mẹ, ngày lễ Tết, anh tự tay mua những món quà mẹ thích, đưa cho vợ tặng mẹ, thỉnh thoảng anh làm một vài món ăn vợ thích và nói với vợ rằng “mẹ ưu tiên làm riêng cho em đấy”. Hai người phụ nữ cảm thấy vui lòng, yêu quý nhau và chăm chút cho anh hơn. Nhờ sự nhẫn nại và khéo léo, anh đã giúp mẹ và vợ xích lại gần nhau, tạo nên sự yên ấm trong gia đình.
Còn anh Hưng, trước câu hỏi “bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn”, bằng tất cả sự thận trọng, anh nói với mẹ: “Mẹ là tất cả đối với con. Nhà con trẻ người non dạ, việc đời ít từng trải, xin mẹ bỏ quá cho”. Và với vợ là: “Tất nhiên là em rồi, nhưng mẹ có tuổi, em phải thông cảm với mẹ”. Những lúc ấy, anh toát mồ hôi vì bất kỳ ai trong số họ nghe điều anh nói với người kia thì tiếp theo cơn bão sẽ là cơn lũ. Mà với anh, mẹ và vợ đều rất quan trọng, anh không được để mếch lòng bất cứ ai.
Theo kinh nghiệm của những người đàn ông thành công trong mối quan hệ này, thì có một cách tốt nhất để gia đình êm ấm là phải kính mẹ, yêu vợ. Họ phải luôn ghi nhớ, trước mặt mẹ phải nói tốt về vợ, khen mẹ và nghĩ cách làm cho mẹ vui. Trước mặt vợ nói tốt về mẹ, để vợ biết mẹ khen ngợi tính nết, sự quan tâm của con dâu ra sao…
Nếu ví người đàn ông trong gia đình như một dòng sông thì mẹ và vợ là hai bờ tạo nên dòng sông ấy. Dòng sông phải luôn biết vỗ về cho hai bờ bình yên, bởi lẽ nó hiểu rằng nếu một bên bồi tất có bên lở…
 
 
Những sai lầm nên tránh

- Có những người đàn ông sai lầm khi tức giận quát cả mẹ và vợ khi họ mâu thuẫn, làm thế chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

- Lại càng sai lầm khi họ thờ ơ, lảng tránh, thậm chí trốn chạy bằng cách lang thang ngoài đường với bạn bè, ngại về nghe lời cằn nhằn của mẹ, của vợ.
- Và càng thất sách hơn khi họ ngồi chịu trận những lời ca thán, an ủi qua quýt vợ vài câu rồi ba chân bốn cẳng mất dạng.

 

 

Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

 

(Theo vietbao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.