Thưa thầy! Em cảm ơn thầy vì những giờ phút tranh luận qúy giá giúp em tiếp cận đề tài, chuyển tải những điều mình nghe và thấy thành tác phẩm không bị ‘trộn lẫn’, sống động và ‘chạm’ đến xúc cảm của độc giả.
Thưa thầy!
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày thầy trò mình ăn trưa cùng nhau, và cũng là 10 năm kể từ ngày em rời trường Đại học, dấn thân vào thế giới ‘xô bồ’ này. Như thầy thấy, hàng trăm nhà văn xuất hiện mà không để lại ‘tiếng’, nhưng chắc chắn thầy sẽ rất vui khi biết rằng em vẫn tồn tại, vẫn viết và vẫn luôn giữ được giọng điệu hài hước.
Em xin thành thật với thầy rằng, không một ngày nào trôi qua mà em không vận dụng sự thông minh và dí dỏm trong các bài giảng của thầy, em rất cảm kích về điều đó.
Dù học Đại học là mục tiêu của em, nhưng em chưa bao giờ cảm thấy thực sự hài lòng với việc học. Cuộc sống có 2 ngôi trường, 1 dành cho những ai muốn hưởng lợi từ những nguyên tắc và thực hành giáo dục theo đúng nghĩa cổ điển và 1 dành cho những ai muốn hưởng lợi từ sự khôn ngoan trên đường phố thông qua việc vận dụng kinh nghiệm sống. Em là học trò thuộc dạng thứ 2. Em không có ý rằng mình là một trò kém cỏi, mà chỉ là dễ chán với những bài kiểm tra lý thuyết trên lớp.
Em luôn ngưỡng mộ thầy vì thầy có sự kiên trì ‘đáng nể’. (ảnh minh họa).
Em luôn ngưỡng mộ thầy vì thầy có sự kiên trì ‘đáng nể’ và những ‘chiêu’ đặc biệt để giúp chúng em nhận ra tài năng của mình. Với em, thầy đã tặng em một thử thách để em suy nghĩ, viết và sống đúng như điều em hằng mong.
Ngày đầu tiên học môn viết sáng tạo của thầy, em biết mình đã tìm đúng thầy. Thầy luôn thận trọng trước khi đưa ra những lời bình, đặc biệt khi thầy chỉ mới biết về nhà văn đó. Cân nhắc và nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều giờ đây là bản năng thứ 2 của em, và em học được điều đó từ thầy.
Những năm tiếp theo, với tư cách vừa là cố vấn vừa là bạn, thầy và em đã có những tranh luận thật thú vị, từ nhà văn Truman Capote đến miếng bánh thịt chiên giòn tan. Chính thầy đã giúp em nhận thức được những điều tuyệt vời, đọng mãi trong tâm hồn em cho tới giờ.
Một trong những tiết học cuối cùng 2 thầy trò mình có cơ hội thảo luận cùng nhau là môn Văn học Mỹ. Bài giảng đó của thầy rất đông sinh viên. Những tiết học đông người, em thường im lặng, nhưng hôm đó, em hăng hái đặt câu hỏi và thảo luận. Dường như em đang thách thức với một ‘gã khổng lồ’, thầy ‘dồn’ em bằng nhiều tình huống khiến em lịu lưỡi. Rồi thầy hỏi một câu rất hay và em đã đáp lại bằng câu trả lời liên tưởng đến ‘Cô bé quàng khăn đỏ’.
‘Cô bé quàng khăn đỏ? Ở đâu ra thế?’. Thấy nói lớn và tất cả các con mắt đổ dồn về phía em. ‘Làm sao em lại có sự liên tưởng như thế? Thầy thấy chẳng có sự liên quan nào tới chủ đề này cả và đó chắc chắn không phải là ngụ ý của nhà văn. Em nghĩ gì vậy?’.
Thời gian còn lại của tiết học, em ngoan ngoãn ngồi yên. Hết tiết, em chạy theo thầy khi thầy đang cố gắng thoát ra khỏi đám đông sinh viên.
- ‘Tất cả những điều em vừa nói có nghĩa gì? Đó chính là sự quan sát hoàn toàn hợp lý và cách nhìn nhận mới khi phân tích tác phẩm’, em phân bua.
- ‘Đúng là như thế’, thầy gật đầu đồng ý.
- ‘Ý thầy là…?’
- ‘… Là sự nắm bắt thông minh và sáng tạo.’
- ‘Vậy tại sao thầy lại nhận xét như thế trên lớp ạ?’, em sửng sốt.
- ‘Bởi vì thầy đã không nghĩ ra điều đó trước em’, thầy mỉm cười trả lời.
Tận đến hôm nay khi nghĩ lại điều đó em vẫn tủm tỉm. Đó cũng là lúc em nhận ra sự khác biệt giữa nhà văn bình thường với nhà văn tài năng chính là khả năng nghĩ đến những cái nằm ngoài khuôn khổ.
Em cảm ơn thầy đã ‘truyền’ cho em tư duy, giúp em thoát khỏi những suy nghĩ giáo điều.
Em cảm ơn thầy vì những giờ phút tranh luận qúy giá giúp em tiếp cận đề tài, chuyển tải những điều mình nghe và thấy thành tác phẩm không bị ‘trộn lẫn’, sống động, đầy màu sắc và ‘chạm’ đến xúc cảm của độc giả.
Em sẽ không có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay nếu không có thầy, thầy ạ!
Thầy luôn ở trong tâm trí em!
Nhã Nam sưu tầm
(Theo NXBT)
(Theo eva)