ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Có ai như chồng tôi không?
Tuesday, December 6, 2011 7:41
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người đàn ông ấy nài nỉ: “Anh van em đấy. Ly dị đi. Hà cớ gì lại phải cột chặt cuộc đời với hắn? Chúng ta sẽ làm lại từ đầu”. Tôi im lặng.

Tôi đã quen làm mẹ một mình, bươn chải một mình…
Mẹ tôi cũng nói: “Má hết chịu nổi rồi Như à. Làm sao mà trên đời này lại có thứ đàn ông như vậy… Con coi ở được thì ở, không ở được thì bỏ chớ nắm níu làm gì?”.
Tôi quay đi để khỏi nhìn thấy ánh mắt khắc khoải của mẹ. Mười lăm năm làm vợ, những ngày hạnh phúc đếm trên đầu ngón tay. Và 8 năm nay, hai vợ chồng gần như đã ly thân. “Con chỉ tội nghiệp hai đứa nhỏ thôi má à. Má ráng cho con thêm một thời gian nữa coi ảnh có chuyển biến gì không…”.
Mẹ tôi lắc đầu: “Mày nói vậy thì má nghe vậy chớ má không có tin thằng đó. Thứ đàn ông gì mà suốt ngày lông bông ăn bám vợ… Hỏi có đáng làm cha của tụi thằng Tuấn, con Thư không? Có đáng làm chồng không?”. Tôi đứng dậy: “Má thương con thì đừng nhắc anh ấy nữa. Con đã quá mệt mỏi rồi”.
Chúng tôi học chung với nhau tại khoa tiếng Anh của Đại học Cần Thơ. Ra trường, cả hai đều được phân công đi dạy ở một trường cấp 3. Quen nhau cũng phải 3-4 năm rồi mới cưới. Rồi hai đứa nhỏ ra đời. Đồng lương giáo viên không đủ sống, tôi nghỉ dạy, xin vào làm cho một công ty nước ngoài có văn phòng tại Cần Thơ. Cuộc sống đã bớt phần chật vật. Rồi công ty giải thể bộ phận ở Cần Thơ. Cả nhà đùm túm nhau lên Sài Gòn. Tôi lại tiếp tục làm việc cho công ty mẹ ở Sài Gòn.
Công ty trả lương khá nên cuộc sống gia đình đã thoải mái hơn nhiều. Tôi xin cho chồng đi dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ. Được hơn 5 tháng, anh đùng đùng bỏ dạy với lý do: “Cái bọn đó ỷ có tiền rồi muốn chửi ai thì chửi… Không thể chấp nhận”. Biết tính chồng nên tôi động viên: “Anh không thích thì thôi. Để em tìm xin cho anh chỗ khác”.
Nhưng chỗ nào anh cũng làm được năm ba bữa, nửa tháng thì lại bỏ ngang. Đến nỗi, tôi phát bực: “Sao chuyện gì anh cũng không chịu làm hết vậy? Không làm thì lấy gì mà sống?”. Anh phang ngang: “Nếu em thấy không muốn nuôi anh thì thôi, anh tự lo”.
Nói vậy rồi anh đùng đùng xếp áo quần về Cần Thơ. Cha mẹ anh có căn nhà ở đại lộ Hòa Bình đang cho thuê. Mỗi tháng, họ chia phần anh mấy triệu. Anh thuê một căn phòng trọ ở riêng. Sáng sáng, anh đi tập thể dục, uống cà phê, chơi cờ tướng rồi về nhà nằm xem tivi hoặc chơi vi tính. Chồng một nơi, vợ một nẻo được gần 2 năm thì mẹ tôi bảo: “Tụi bây làm vậy coi sao được? Chồng đâu thì vợ đó chớ sao lại mỗi đứa một nơi vậy?”. Tôi nhăn nhó: “Nhưng tại ảnh dọn về dưới này chớ có phải tại con đâu?”. “Chuyện vợ chồng tụi bây ra sao, má không biết, nhưng nó ở dưới này thì bây cũng phải về dưới này. Bây về đây ở chung với má rồi kêu nó về”.
Tôi lại đùm túm dắt con về. Anh cũng rời nhà trọ, dọn về nhà mẹ vợ. Từ đó đến nay, trừ việc thay đổi chỗ ở và có thêm nhiệm vụ đưa đón con đi học, mọi thứ với anh vẫn như cũ. Anh chẳng làm gì. Tháng tháng cứ nhận phần tiền từ việc cho thuê nhà của cha mẹ để tiêu xài.
 
“Em chưa bao giờ thấy một người nào như anh”- có lần bực quá, tôi bảo anh. “Ý em là sao?”- anh nhướng nhướng cặp mắt sau tròng kính cận. “Anh học hành giỏi giang, năng lực có thừa, lại khỏe mạnh bình thường, sao chẳng chịu làm gì hết vậy? Anh thấy có ai suốt ngày chơi rông như anh không?”. “Đừng so sánh tôi với bất kỳ ai”- giọng anh đanh lại.
Thế là từ đó, hai vợ chồng gần như chẳng bao giờ nói chuyện với nhau dù vẫn ở chung nhà, ăn chung mâm. Tôi đã quen với chuyện ấy nhưng mẹ và anh em tôi lại không chịu nổi khi nhìn cái cảnh một gã đàn ông lưng dài, vai rộng lại suốt ngày rong chơi, dồn hết gánh nặng gia đình lên vai vợ. Thậm chí, anh ăn cơm chung với nhà vợ nhưng chưa bao giờ đưa cho mẹ vợ, chị vợ một đồng nào để đi chợ. Có lần chị tôi nói: “Cái thằng đó là người cõi trên”. “Thôi, chị đừng nhắc thằng cha ấy với em nữa”.
Không ngờ, những lời này lọt vào tai bé Thư. Một bữa, khi hai cha con chở nhau từ trường về, nó hỏi: “Ba là người cõi trên hả ba?”. Anh trừng mắt nhìn con: “Ai nói với con như vậy?”. “Con nghe mẹ và dì nói chuyện với nhau…”. Không nói không rằng, tối đó, anh đùng đùng cạo trọc mái tóc của mình.
Tôi không còn hiểu chuyện gì xảy ra nữa! Anh rể tôi quả quyết chồng tôi bị bệnh tâm thần: “Em đưa nó lên Chợ Quán khám đi. Nếu có bệnh thì phải điều trị…”. Khi nghe tôi nói điều này, anh bảo tôi là “một con ác quỷ”.
Không còn cách nào khác, tôi phải chạy đi tìm ông anh chồng hiện là giáo viên tiểu học. Khi nghe chuyện, ông anh lắc đầu: “Bệnh gì đâu? Nó là con út, nhà mình khá giả nên từ nhỏ tới lớn nó được cưng chìu, chẳng phải làm gì, ai cũng phải dạ, vâng. Riết rồi nó tưởng nó là vua nên ngồi một chỗ để người khác cung phụng”. “Bây giờ em phải làm sao?”. “Nó hết thuốc chữa rồi thiếm à. Thú thật, anh biết chuyện của tụi bây lâu rồi, cũng nhiều lần kêu nó về để khuyên lơn. Nhưng nó có nghe đâu? Nếu hết chịu đựng nỗi thì tụi bây ly dị đi”.
Ly dị, nói thì dễ, nhưng làm thật khó. Đôi khi tôi nghĩ, có lẽ, trên đời này, không có ai khốn khổ như mình. Thế nhưng, cũng có lúc lại thấy chuyện của mình cũng chẳng là gì so với bể khổ mà con người đang phải gánh chịu.
Và một khi sự chịu đựng trở thành thói quen thì mọi thứ trở nên bình thường. Tôi đã quen làm mẹ một mình, bươn chải một mình. Và có lẽ sẽ quen như thế nếu không có một người đàn ông khác xuất hiện. Thế nhưng, khi người ấy đặt vấn đề hôn nhân, tôi lại thấy sợ.
Biết đâu, tôi thoát được bể khổ này lại rơi vào một cõi tai ương khác…

Huyền Như

(Theo nld)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.