ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vấn đề gia đình được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook: “Cuối cùng bạn còn lại gì?”
Monday, December 5, 2011 16:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đồng tiền có thể dìm chết con trẻ, nếu chúng không thường xuyên nhận được tình thương yêu và sự chỉ dạy của cha mẹ.

 

LTS: Facebook vừa tổng hợp những bài báo được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội này trong năm 2011 (tính riêng tại Bắc Mỹ). Điều đáng ngạc nhiên là trong số 20 bài viết được chia sẻ nhiều nhất mà Facebook công bố, có tới gần một nửa liên quan đến vấn đề gia đình và nuôi dạy con cái. Bài viết: “Cuối cùng bạn còn lại gì?” của nhà văn Hoàng Hữu Các có thể phần nào lý giải nguyên nhân trên.

“Chỉ còn những đứa con”

Một nhà khoa học suốt hàng chục năm trời làm việc không ngưng nghỉ, hết công trình này tới công trình khác, nhiều khi quên mất mình đang có một người vợ ở nhà. Rồi vợ ông ta sinh con trai.
 
Nghe tin này, ông ta chạy ngay về bệnh viện và hỏi vợ: “Con ai?”. Bà vợ trả lời rất thật thà: “Không phải con anh”. “Tôi làm việc không biết giờ nghỉ, còn cô thì dùng thời gian rỗi rãi để đú đởn và phản bội tôi”. “Em thành thật xin lỗi! Sự đam mê khoa học của anh là rất đáng khâm phục. Nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng phải chết, anh ạ!”.
 
Cuối cùng thì ai cũng phải chết. Cái điều cổ xưa như trái đất ấy mà cũng phải nhờ vợ nhắc nhở, nhà khoa học nọ mới ngộ ra. Cuối cùng thì chúng ta còn lại gì? Chỉ có một câu trả lời duy nhất – những đứa con.
Năm 1997, ông Robert B. Reich -  Bộ trưởng Lao động Mỹ đã đệ đơn lên Tổng thống Bill Clinton xin từ chức. Việc này khiến ông Clinton ngạc nhiên, vì lý do ông Robert B. Reich xin từ chức nghe rất lạ: “Vì tôi không còn sắp xếp được thời gian để ngày nghỉ đưa các con tôi đi chơi”. Sau đó, ông Reich viết trên tờ New York Times, bài báo có tựa đề: “Đạo luật ngày nghỉ của gia đình tôi”.
 
Theo ông thì ngày nghỉ các bậc cha mẹ cần đưa con đi chơi và điều này phải được xem như một đạo luật. Ông viết rằng: “Đồng tiền có thể dìm chết con trẻ nếu chúng không thường xuyên nhận được tình thương yêu và sự chỉ dạy của cha mẹ. Những đứa con trai học được bài học tốt nhất về tính độc lập, ý chí tự khẳng định mình từ người cha. Con gái thừa hưởng được lòng yêu thương của người cha sẽ có kinh nghiệm về nữ tính lành mạnh, cảm nhận được sự quý giá của tình yêu và trở nên một người tự tin. Người cha nhấn mạnh đến khả năng cạnh tranh, thách đố và óc sáng tạo, chấp nhận nguy hiểm để tiến lên. Người mẹ thường nhấn mạnh đến sự tổng hòa xã hội, sự liên kết và hạnh phúc”… Bài báo này đã có lượng bạn đọc kỷ lục – hơn 100 triệu.
 

“Đời cần những ông bố”

Ở bang North Carolina (Mỹ) có một quán ăn nổi tiếng với cái tên rất trữ tình: “Dòng sông xanh”. Quán này thức ăn ngon, rượu ngon, bia ngon, những ngày cuối tuần đàn ông tụ tập về đây đông nghịt. Trước tình trạng này, chủ quán là Paul Little quyết định đóng cửa quán ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Khách hàng tới tấp gọi điện thoại tới chất vấn. Cuối cùng chủ quán phải treo một tấm bảng lớn với những dòng chữ như sau:
Hỏi: “Tại sao quán “Dòng sông xanh” không mở cửa 2 ngày cuối tuần”?
Trả lời: “Đời cần những ông bố hơn những người đầu bếp”.
Kết cục là quán “Dòng sông xanh” càng đông khách hơn, vì các buổi tối, nhiều ông bố đưa vợ và các con tới đây ăn.
Cuối cùng bạn còn lại gì? Câu trả lời duy nhất là: Những đứa con. Việc nuôi dạy con cái muôn đời luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các gia đình. Con cái là cuộc đời của cha mẹ nối dài ra. Nếu không thường xuyên dành cho con tình yêu thương và sự chỉ dạy thì cuối đời chúng ta chẳng còn gì cả. Tình trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta đang rất đáng báo động.
 
Tám đứa trẻ ở Đà Nẵng thành lập nhóm đàn em của Lê Văn Luyện (kẻ sát nhân dã man trong vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang). Khi công an mời bố mẹ của 8 đứa nhỏ này lên để nhắc nhở về việc quản lý và nuôi dạy con thì chỉ có một ông bố đến, còn 7 người khác thì nói rằng chuyện chúng quậy phá là cơm bữa, nghĩa là những đứa trẻ này không hề nhận được sự quan tâm của cha mẹ. Một lần nữa tôi muốn nhắc lại lời của Robert. B. Reich: “Đồng tiền có thể dìm chết con trẻ, nếu chúng không thường xuyên nhận được tình thương yêu và sự chỉ dạy của cha mẹ”.
 
“Vì sao mẹ hổ lại siêu việt?”

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng trong cách nuôi dạy con giữa 2 trường phái phương Tây và Trung Quốc. Ví dụ, trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, khoảng 70% các bà mẹ phương Tây cho rằng việc chú trọng đến thành công trong học tập là không tốt cho trẻ em và rằng việc học cần phải có sự hấp dẫn và thú vị. Trong khi đó không một bà mẹ Trung Quốc nào nghĩ như vậy bởi họ tin rằng con cái của họ có thể là những học sinh giỏi nhất và thành công trong học tập phản ánh mức độ thành công của việc nuôi dạy con cái.
Nói tóm lại, có 3 sự khác biệt trong ý thức hệ nuôi dạy con cái giữa phụ huynh Trung Quốc và phương Tây.
Thứ nhất, quan điểm phương Tây tập trung vào các yếu tố tâm lý diễn ra xung quanh việc học của trẻ trong khi phụ huynh Trung Quốc đòi hỏi con cái phải mạnh mẽ, không được dễ vỡ. Nếu đứa trẻ về nhà với điểm A trừ, phụ huynh phương Tây sẽ ngay lập tức khen đứa trẻ còn phụ huynh Trung Quốc sẽ hỏi tại sao chỉ được như vậy. Nếu là điểm B, phụ huynh phương Tây vẫn sẽ khen ngợi, có thể ngồi cùng con cái để thể hiện sự không đồng ý nhưng vẫn cố gắng sao cho con cái cảm thấy thoải mái nhất. Vấn đề là họ sẽ cho rằng con mình điểm kém có thể là do không có khả năng về môn đó hoặc nhà trường và chương trình học có vấn đề, thậm chí yêu cầu có một cuộc họp phụ huynh để xem xét việc dạy dỗ của giáo viên. Trái ngược lại, phụ huynh Trung Quốc tin rằng con mình có thể đạt điểm cao nhất và thất bại là do lũ trẻ chưa thực sự nỗ lực. Những hình phạt, mắng mỏ luôn là lựa chọn hàng đầu bởi họ tin rằng con mình đủ khả năng đối mặt với hình phạt đó.
Thứ hai, có lẽ do chịu tác động của tư tưởng Nho giáo, phụ huynh Trung Quốc tin rằng con cái nợ họ tất cả mọi thứ và cách tốt nhất để con trẻ đáp đền ơn sinh thành nuôi dưỡng là nghe lời và cố gắng trở thành niềm tự hào gia đình. Trong khi đó, phụ huynh phương Tây cho rằng con trẻ không nợ nần gì bố mẹ, chúng không chọn bố mẹ, không chọn được sinh ra bởi chính bố mẹ là người gán cuộc sống lên chúng.
Thứ ba, phụ huynh Trung Quốc tin rằng họ biết những điều tốt nhất cho lũ trẻ và vì thế áp đặt mọi việc lên trên sở thích và ước mơ của chúng. Điều này không có nghĩa là họ không quan tâm đến con cái mà chỉ đơn giản là muốn những gì tốt nhất cho con cái và sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vì con.
Có thể thấy rõ một điều rằng phụ huynh phương Tây cố gắng tôn trọng tính cá nhân của con cái, khuyến khích trẻ theo đuổi đam mê, hỗ trợ trẻ trong mỗi sự lựa chọn bằng sự động viên tích cực và một môi trường êm ái. Còn với phụ huynh Trung Quốc, họ tin rằng cách tốt nhất để bảo vệ con mình là chuẩn bị hành trang cho trẻ để hướng đến tương lai, chỉ cho chúng thấy khả năng của bản thân, trang bị những kỹ năng, thói quen làm việc và sự tự tin mà không một ai có thể đánh cắp.
 
Hải An (dịch)
(GĐ&XH trích dịch bài viết nằm trong top 20 bài được chia sẻ nhiều trên Facebook)
 
Hoàng Hữu Các

 

(Theo GiadinhNet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.