ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những điều nàng dâu muốn nói với mẹ chồng
Sunday, December 4, 2011 7:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn rất nhạy cảm và đôi khi, càng trở nên căng thẳng khi cả hai bên bằng mặt mà không bằng lòng, chẳng dám nói lên tâm tư.

Dưới đây là tổng kết của các nhà tâm lý từ Womansday về những mong ước thầm kín của con dâu với mẹ chồng.

Xin mẹ hãy tin là con biết cách nuôi dạy các con của mình

Cuộc chiến giữa mẹ chồng nàng dâu thường bùng nổ khi có sự xuất hiện của đứa trẻ. Từ việc chăm sóc đến dạy dỗ, đặt ra nguyên tắc với trẻ thế nào… đều trở nên rất nhạy cảm. Khi mẹ chồng can thiệp vào, nàng dâu thường cảm thấy như mình bị buộc tội.

“Khi mẹ chồng cảm thấy bạn nuôi dạy con không giống cách bà đã làm, bà cho là bạn sai. Lúc đó, hãy nói đơn giản ‘Con biết cách của mẹ đúng, nhưng mẹ và con có cách nuôi dạy bọn trẻ khác nhau, con sẽ rất vui nếu được mẹ giúp đỡ và ủng hộ con làm theo cách của mình”.

Trong các trường hợp mâu thuẫn, tốt nhất nàng dâu nên thể hiện thái độ trung lập, hơn là phủ định hoàn toàn hay chê bai mẹ chồng vì điều đó sẽ châm ngòi cho ngọn lửa tranh cãi gay gắt. Bên cạnh đó, bà mẹ chồng thông minh sẽ không tùy tiện đưa ra những lời khuyên nhủ. Nếu con dâu hỏi ý kiến, hãy chia sẻ nhưng để cô ấy là người quyết định cuối cùng.

Xin mẹ đừng tới nhà con mà không báo trước

Điều này nghe có vẻ hơi khó chịu với các bà mẹ chồng, nhưng thực tế là vậy. Vài năm trước, Anne và chồng sống ở một căn hộ gần nhà chồng cô. Và mẹ chồng thường đột ngột ghé thăm họ mà không nói trước một tiếng. “Cảm giác khi đó thật căng thẳng, nhất là khi nhà cửa còn đang bừa bộn hay vào buổi sáng sớm, khi mình và ông xã còn đang ngủ nướng. Hơn nữa, thỉnh thoảng, mình cũng muốn có thời gian rảnh chơi với bọn trẻ, chỉ hai vợ chồng với chúng thôi”, chị nói.

Theo các chuyên gia tâm lý, những tình huống này, tốt nhất, người đàn ông nên vào cuộc. Anh có thể nói. “Mẹ ơi, chúng con rất thích mẹ tới chơi nhưng thường sáng thứ 7 (chẳng hạn), bọn con rất bận, vừa lo cho lũ trẻ vừa dọn dẹp nhà cửa. Lần sau, mẹ cứ gọi trước để bọn con chuẩn bị chu đáo đã”.

Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rằng, mẹ chồng tới nhà chỉ đơn giản vì muốn gặp con, cháu, chứ không phải để săm soi, nên cũng không cần quá căng thẳng về điều này.

Đừng phán xét việc nội trợ của con

Margaret có một người mẹ chồng rất hay chê bai cách chị chăm sóc nhà cửa. Có lần, thấy con dâu thay lớp bọc sofa, bà cau có: “Trông nó vẫn mới, đẹp thế, cần gì thay”, hay nói chị không biết giữ bếp núc sạch sẽ và nấu ăn không vừa miệng.

“Dù sao, bạn cũng không nên tỏ ra giận dữ hoặc phản ứng bất cần, mà chỉ nên nói đơn giản: “Con thấy mọi thứ con làm đều ổn cả và vợ chồng con thấy hài lòng vì điều đó”. Nếu mức độ phàn nàn của mẹ chồng ngày càng thường xuyên và gay gắt, bạn có thể nói: “Con rất cảm ơn nếu mẹ không chỉ trích con như vậy nữa”. (Câu này sẽ có giá trị hơn nếu do chính chồng bạn nói ra).

Xin hãy ngừng so sánh con với người yêu cũ của con trai mẹ

“Cô ấy xinh đẹp, giỏi giang lắm, chứ không như chị đâu”… những câu nói kiểu thế này sẽ khiến các nàng dâu thấy vô cùng khó chịu. Nhiều bà mẹ chồng thích kể về “con dâu hụt” có thể vì không thích nàng dâu hiện tại hay chỉ đơn giản muốn tôn con trai lên. Nếu như mối quan hệ giữa vợ chồng bạn vẫn tốt đẹp và bạn tin rằng chồng thực sự yêu mình, bạn không cần phải để ý đến những lời mẹ chồng nói. Nhưng nếu bà vẫn thường xuyên nói về điều này, bạn có thể hỏi một cách nhẹ nhàng và thẳng thắn xem tại sao bà lại thích nhắc tới cô gái kia. Cách tốt nhất là hãy tâm sự với chồng về cảm xúc của bạn và để chàng nói không thích mẹ nói lại chuyện cũ.

Đừng làm con cảm thấy con là người mẹ tồi khi tham công tiếc việc

“Suốt ngày đi sớm về muộn, có chăm được con tí nào đâu”… những câu nói kiểu thế này cùng với những cái nhìn không mấy thiện cảm khi nàng dâu ăn mặc chỉnh tề, trang điểm trước khi đi làm, thường khiến không ít chị em thấy mệt mỏi. Thực tế, vừa đi làm vừa nuôi con nhỏ đã là một áp lực lớn với người phụ nữ, nên họ càng dễ stress nếu bị chỉ trích.

Các nhà tâm lý cho rằng, nếu bạn cảm thấy phiến phức vì những điều đó, đầu tiên, hãy cố gắng nhìn nhận nó từ vị trí của bà: Có lẽ bà không hài lòng về chính mình khi ở nhà nội trợ. Có thể bà ghen tỵ với công việc mà bạn đang có và phấn đấu vì nó. Hay có thể bà thực sự nghĩ vì công việc nên bạn không thể chăm sóc tốt cho con.

Dù vì lý do gì, bạn cũng cần chia sẻ cảm xúc của mình. Hãy nói những điều đơn giản, chẳng hạn: “Con rất tôn trọng ý kiến của mẹ, nhưng con cũng đã cân nhắc kỹ điều con làm”, đồng thời nhấn mạnh những điều tốt bạn làm được cho gia đình khi đi làm như giúp trẻ tự tin hơn, tạo điều kiện cho bé có môi trường học hành tốt nhất…

Đừng đối xử với con trai mẹ như một đứa trẻ

“Mỗi lần tôi tới nhà mẹ chồng, bà thường làm những món ăn khi còn bé chồng tôi thích, như bánh kem, rồi nựng nịu anh ấy như trẻ con, không cho anh ấy mó tay vào việc gì, đồng thời tỏ ra khó chịu khi tôi nhờ vả chồng. Tôi thấy sợ”, Anne nói. Chắc chắn, những người vợ hiện đại, độc lập không mấy dễ chịu khi thấy chồng được mẹ quá bao bọc, chiều chuộng. Nhưng, trừ phi, bà đề nghị giặt đồ, là ủi cho chàng hay đưa anh ấy đi làm… còn không, bạn đừng quá để ý đến những điều này, bởi trong mắt các bà mẹ thường con mình lúc nào cũng bé bỏng.

Mọi việc sẽ chỉ trở thành vấn đề lớn khi bà luôn coi chồng bạn là một đứa trẻ và làm thay mọi việc, đồng thời can thiệp vào tất cả những quyết định trong gia đình riêng của hai người. Lúc đó, hãy bày tỏ quan điểm và yêu cầu chồng bạn phải thể hiện vai trò của người đàn ông trưởng thành.

Vương Linh

 

(Theo vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.