Bạn thường xuyên nói với con của bạn rằng “dù con có làm thế nào thì con vẫn thất bại” mà không cần biết lý do tại sao con làm sai. Đó là một sai lầm trầm trọng của bạn. Bởi vì khi bạn chế nhạo việc làm của con, trẻ sẽ trở nên tự ti và không dám tin vào khả năng của bản thân mình. Điều này sẽ tác động rất xấu và ảnh hưởng đến đạo đức cũng như nhân cách của con trẻ. Khi bạn phê phán hành động của con, trẻ sẽ tìm cách che đậy những việc làm về sau của mình và không cần phải thăm dò ý kiến của cha mẹ đó là việc làm đúng hay sai. Và những vấn đề rắc rối sẽ dần hình thành theo năm tháng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt. Chỉ trích con cái Sẽ có những lúc bạn cảm thấy rằng con của bạn thật cứng đầu và khó bảo, chúng thường làm những điều sai trái hoặc vượt qua giới hạn mà bạn đã thiết lập quá nhiều lần. Tuy vậy, bạn cũng đừng bao giờ chỉ trích con của mình bởi những điều này sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài trong tâm trí và gây tổn thương cho trẻ. Đôi khi những lời chỉ trích nặng nề của cha mẹ có thể khiến trẻ lo lắng và sinh ra trầm cảm. Do vậy cha mẹ hãy tìm một cách thích hợp hơn để giải quyết tình hình và nói cho con biết nên làm thế nào thì tốt hơn.
Ngăn cấm thái quá
Con của bạn có những vấn đề mà bạn cảm thấy cần phải chỉnh đốn hoặc con bạn làm điều gì đó không đúng với độ tuổi của con… Bạn thường dùng cách áp đặt và ngăn cấm con không được làm việc này, không được làm việc kia… Nếu bạn muốn nuôi dạy con tốt và để con tự nhận thức được mức độ hành động cũng như việc làm của mình thì đừng để con bạn biết rằng bất cứ điều gì vượt quá vòng kiểm soát của bạn đều bị bạn ngăn cấm. Bởi vì khi bạn càng tỏ thái độ ngăn cấm con bạn sẽ phản ứng lại bằng cách “mình có thể làm điều đó” ngay cả khi con bạn thất bại. Bạn nên biết rằng cùng với thời gian, con bạn sẽ dần trưởng thành và có thể đi được trên đôi chân của chúng đồng thời con bạn cũng cần những trải nghiệm để có được những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống – không có gì là không thể. Vì thế bạn hãy bên cạnh con mình chia sẻ với con một số công việc, cho con không gian và cần thiết có thể để con chịu đựng một hoặc hai thất bại để trẻ có thói quen không được nản lòng. Đặt quá nhiều kỳ vọng và gây áp lực cho con
Hãy nhớ rằng, con của bạn là một cá nhân và có tính cách khác so với bạn. Do đó hãy để con của bạn phát triển, trưởng thành và thành công trong cuộc sống của con theo cách mà con bạn muốn. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cho con làm bất cứ điều gì con muốn. Thực tế là tốt nếu bạn mong đợi con em mình được học ở một trường tốt. Tuy nhiên nó là không thực tế nếu bạn mong đợi con mình phải giỏi gang vượt khỏi khả năng của chúng. Bạn có thể mong con sau này trưởng thành có một công việc tốt… nhưng bạn không nên can thiệp và tạo áp lực bắt con thực hiện bằng được kỳ vọng của bạn. Bởi nó sẽ khiến con bạn gặp khó khăn và không cân bằng được cuộc sống.
(theo afamily)