ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
MÓN NGON – MÓN LẠ & MÓN ĐỘC
Friday, August 9, 2013 3:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Logo am thuc

9 Giai ma 1GIẢI MÃ TÊN GỌI
CÁC MÓN NGON KỲ LẠ
Ở TRUNG QUỐC 

Bên cạnh những món sơn hào hải vị cầu kì, sang trọng, những món ăn truyền thống bình dị với tên gọi vô cùng độc đáo cũng góp phần tạo nét chấm phá đặc sắc cho bức tranh ẩm thực Trung Hoa.

1/. Bánh bao ‘chó cũng không thèm ăn’ : Thương hiệu bánh bao ‘Cẩu Bất Lý’ (Gou Bu Li) có nghĩa ‘chó cũng không thèm ăn’ là một đặc sản của thành phố Thiên Tân. Loại bánh bao này từng được Từ Hy Thái Hậu thốt lời khen ngợi : “Cao lương mĩ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”. Lớp da bọc ngoài của bánh bao mỏng, không quá mềm, giữ lại được nhân bánh với nguyên vẹn vị nước thịt ngọt đậm đà.

Tr nau nuong 4Tương truyền vào thời đại Hoàng đế Đông Trị, có một người tên Cao Quý Hữu được mẹ đặt thêm cái tên ‘Cẩu Tử’, đã tinh thông nghề làm bánh bao từ năm 17 tuổi. Với kỹ thuật làm bánh bao đầy sáng tạo, bánh của Cẩu Tử có tạo hình đẹp như bông cúc trắng, đưa lên miệng cảm nhận được ngay sự mềm mại của vỏ, lưỡi chạm vào nhân là thấy hương ngào ngạt thơm phức.

Tiếng lành đồn xa, khách ăn đến quán ngày một đông, Cẩu Tử bận làm bánh đến nỗi không có thời gian đàm đạo với khách. Khách thấy vậy cùng trêu : “Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng”, rồi cứ thế gọi thành quán bánh bao ‘Cẩu Bất Lý’ (cẩu cũng không thèm).

2/. Bún Qua Cầu : Thực khách sẽ tự mình cho thịt, trứng, rau vào bát canh vẫn được giữ nóng hổi bởi lớp mỡ trên mặt và chỉ sau chưa đầy một phút mọi thứ sẽ vừa chín tới. 

Không chỉ là món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời của vùng đất Vân Nam, món bún qua cầu ngày nay còn là một món ăn nổi tiếng thu hút đông đảo người dân cũng như khách du lịch khi đến với bất kỳ thành phố nào của đất nước Trung Quốc.

Món bún qua cầu không chỉ dễ ăn, ngon miệng mà còn gắn với câu chuyện về tình nghĩa uyên ương. Tương truyền rằng, năm xưa có một đôi vợ chồng nhà nông nghèo rất yêu thương nhau. 9 Giai ma 2Hàng ngày, người vợ thường nấu bún từ nhà băng qua cây cầu dài để mang cho chồng đang bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ. Vì đường dài nên bát bún thường bị nguội. Tình cờ một lần, đứa con ở nhà cho thịt vào bát canh, gắp ra thấy vừa nóng vừa ngon, người vợ liền nghĩ ra làm bún cho chồng bằng cách nấu nước dùng trước, để lại lớp váng mỡ trên mặt giữ nước nóng lâu, đến nơi mới cho thức ăn tươi ngon vào. Cái tên Bún Qua Cầu ra đời từ đó.

Một phần bún thông thường gồm có một tô canh nóng hổi với lớp mỡ gà béo ngậy, đĩa đựng thịt gà, thịt lợn còn tươi sống cùng với rau, hành, nấm đặc sản của Vân Nam, một quả trứng vàng ươm và một tô bún sợi to được chế ra từ bột gạo đặc biệt. Để có được nước dùng nhìn thì béo nhưng ăn không ngấy, các đầu bếp cũng phải rất kỳ công ninh nhừ gà già trong 5-6 tiếng đồng hồ.

3/. Đậu phụ thối : Đậu phụ (miền Nam gọi là đậu hủ) là món ăn rất phổ biến tại nhiều nước châu Á. Tuy nhiên sự khác biệt về cả hình thức lẫn mùi vị của món “đậu phụ thối” luôn là nét thu hút đối với rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới khi đến với Trung Quốc. Đậu phụ thối lên men có mùi ‘thum thủm’ như thách thức người ăn. Nhưng đối với người dân bản địa mùi nồng nặc đó lại thân thuộc giống như người Việt Nam thích ăn mắm tôm. Món ăn này có một lịch sự lâu đời với nguồn gốc là một câu chuyện thú vị.

Vào đời vua Khang Hy, do thi trượt khoa cử và không còn lộ phí về nhà, chàng thư sinh nghèo Vuơng Trí Hòa phải ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua ngày. Đậu phụ bị ế nhiều, anh cắt nhỏ đậu phụ và cho vào một cái chum ướp muối. 9 Giai ma 3Vài ngày sau, khi mở chum ra, anh  nhận thấy đậu phụ đã hơi chuyển sang màu lục và có mùi rất hắc. Anh nếm thử thứ “đậu phụ thối xanh” đó và thấy vị ngon kinh ngạc. Anh mạnh dạn mang loại đậu thối đặc biệt đó ra bán. Kể từ đó món ăn khác lạ này được lan truyền rộng rãi.

Công đoạn chế biến món đậu phụ thối rất cầu kỳ đặc biệt là quá trình lên men đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Để tạo mùi thum thủm cho đậu, người ta ủ chung cùng nước cốt gồm sữa, rau cải, nấm đen cùng nhiều loại thảo dược khác trong khoảng 6 tháng rồi vớt ra ngoài không khí trong vòng 6 giờ hoặc hai ngày tuỳ theo thời tiết. Với người Trung Quốc, món đậu thối ngon, đạt chuẩn phải nổi mốc và chuyển thành xám, sau đó sẽ được rửa bằng nước tinh khiết, để khô và được chiên ngập trong chảo dầu sau đó dùng cùng nước tương và bắp cải muối.

Ở mỗi vùng miền, người dân lại có cách chế biến đậu thối riêng đem lại hương vị độc đáo hấp dẫn. Nổi tiếng nhất là những miếng đậu thối chiên vàng của người Triết Giang và miếng đậu thối với màu đen đặc trưng của người Hồ Nam. Ngày nay, bên cạnh những quán ăn vặt, ăn đêm hay những xe hàng rong, đậu phụ thối còn xuất hiện cả trong những nhà hàng, cửa tiệm để phục vụ khách du lịch.

9 Chocola 1QUÁ TRÌNH NHÀO NẶN
NÊN CHOCOLATE

Để tạo nên thanh chocolate, nhà sản xuất phải trải qua rất nhiều công đoạn, bắt đầu bằng việc thu hoạch, xử lý hạt ca cao trước khi đưa đến nhà máy chế biến.

Bước đầu tiên là thu hoạch quả ca cao. Cây ca cao là loại cây lá xanh, phát triển ở vùng rừng đất thấp nhiệt đới ẩm của Trung và Nam Mỹ, Tây Phi và Đông Nam Á. Hạt ca cao phát triển trong vỏ, nảy mầm ra khỏi thân và cành cây. Vỏ của chúng có kích thước bằng quả bóng. Vỏ có màu xanh lá cây và chuyển màu da cam khi chín. Người thu hoạch dùng dao phay và chặt nhẹ nhàng trái ca cao từ thân cây (H1).

Tiếp theo là tách vỏ ca cao. Hạt ca cao được chọn lọc và vận chuyển đến nhà máy chế biến để bóc tách chúng ra khỏi vỏ. Một quả ca cao có thế chứa tới 50 hạt ca cao. 9 Chocola 2Hạt ca cao không có màu nâu và không có vị ngọt của chocolate thành phẩm như nhiều người nghĩ (H2).

Sau đó là giai đoạn ủ lên men. Hạt ca cao đặt lên trên bề mặt khay được làm nóng, có diện tích rộng và nông, sau đó nó được phủ lên trên một lớp lá chuối Nếu thời tiết thuận lợi, hạt ca cao có thể được ủ lên men dưới ánh nắng mặt trời. Quá trình lên men là khi hạt chuyển sang màu nâu. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 5 đến 8 ngày (H3).

Giai đoạn tiếp sau là phơi khô. Sau khi lên men, hạt ca cao phải được sấy khô trước khi cho vào bao tải và vận chuyển đến các nhà máy sản xuất chocolate. Người nông dân chỉ việc trải hạt ca cao đã lên men trên khay và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Quá trình này thường mất khoảng một tuần. Khi được phơi khô, hạt chỉ nặng một nửa so với trọng lượng ban đầu (H4).

Giai đoạn rang và sàng lọc ca cao. Đầu tiên hạt ca cao được rang lên để tạo màu sắc và hương vị phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng. Hạt được cho vào những máy rang lớn hình trống. Tuỳ thuộc vào loại ca cao, hạt rang ở nhiệt độ 250 đến 350 độ C trong 30 phút đến hai giờ đồng hồ. Sau đó, hạt được đem đi sàng lọc bỏ lớp vỏ bên ngoài. 9 Chocola 3Vỏ hạt ca cao có thể được đem bán làm thức ăn gia súc (H5).

Tiếp theo là giai đoạn nghiền nhân ca cao. Sau khi bỏ lớp vỏ, nhân hạt ca cao được đưa vào máy nghiền nát cho tới khi thành hỗn hợp chất lỏng do lượng bơ ca cao tiết ra từ trong nhân. Tuy không chứa cồn, nhưng hỗn hợp này được gọi là “Rượu ca cao”. Rượu ca cao được xử lý bằng dung dịch kiềm, giúp hỗn hợp không bị khô trở lại thành dạng bột. Sau đó, rượu ca cao được trộn với bơ ca cao và đường. Nếu là chocolate sữa thì trộn sữa tươi và sữa đặc hoặc sữa bột nguyên kem, tuỳ thuộc vào công thức chế biến của mỗi nhà sản xuất (H6).

Giai đoạn áp chót là trộn rượu cacao. Rượu ca cao tiếp tục được trộn và xử lý để sau khi trộn thêm sữa, đường, hỗn hợp sẽ đạt độ mịn mong muốn. Công thức chế biến cơ bản của chocolate sữa gồm đường, sữa hoặc sữa bột, bột ca cao, rượu ca cao, lexithin và vani. chocolate trắng gồm đường, sữa hoặc sữa bột, rượu ca cao, bơ ca cao, lexithin và vani. chocolate đen nguyên chất gồm bột ca cao, rượu ca cao, đường, lexithin và vani.

9 Chocola 4

Sau đó hỗn hợp tiếp tục được nhào trộn giữa các con lăn thép lớn. Quá trình hỗn hợp chất lỏng được làm nóng và liên tục được khuấy đều gọi là “conching”. Chocolate chất lượng cao sẽ phải mất tới vài ngày trải qua giai đoạn conching trong khi chocolate chất lượng thấp thì chỉ mất vài giờ (H7).

Cuối cùng là đóng khuôn chocolateHỗn hợp chocolate được đổ vào khuôn và làm nguội lại cho tới khi thành dạng rắn theo nhiều hình dạng khác nhau. Sau đó, chúng được đóng gói và phân phối ra cửa hang (H8).

9 Che hue 1THƯỞNG THỨC
CHÈ NGON XỨ HUẾ

Nếu Hà Nội có 36 phố phường thì Huế lại ấn tượng với thực đơn chè 36 món. Với vị ngọt thanh hấp dẫn của các loại chè từ sang trọng tới bình dân khiến du khách nếm thử một lần sẽ lưu luyến khôn nguôi.

Huế không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp trầm mặc, rêu phong của các đền đài, lăng tẩm, mà khi đến đây, du khách còn bị cuốn hút bởi kho tàng văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam. Trong đó, chè Huế được coi là món ăn “nằm lòng” của nhiều du khách khi đến với vùng đất cố đô.

Sẽ chẳng bao giờ đủ bụng để nếm trải hết các vị ngon trong thực đơn chè Huế. Bởi nếu chỉ tính riêng chè cung đình đã có đến 36 loại, mỗi loại một hương vị riêng. Nếu thích vị ngọt bùi, thơm mát, bạn có thể chọn chè hạt sen, chè đậu xanh, còn nếu thích trái cây thì chè xanh dứa, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè bông cau là lựa chọn tuyệt vời.

“Độc nhất vô nhị” trong các món chè cung đình Huế phải kể đến chè bột lọc thịt heo quay. Chỉ mới thoáng nghe tên cũng đã gợi cho bất cứ ai cảm giác thích thú muốn thưởng thức ngay mùi vị của món ăn lạ lẫm này. Đó là món chè giòn dai pha lẫn vị ngọt thanh của đường phèn và béo ngậy của thịt quay, rất lạ miệng.

Chè cung đình không chỉ hấp dẫn ở hương vị tự nhiên, tinh túy tiết ra từ nguyên liệu nấu mà còn ấn tượng bởi cách bài trí đẹp mắt cùng hương thơm quyến rũ. Chỉ hai chữ “cung đình” cũng đủ để toát lên sự tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biến. Để rồi khi cầm trên tay ly chè Huế, du khách bỗng trở nên chậm rãi, nhâm nhi vị ngon,9 Che hue 2 thơm, bùi, ngọt hòa quyện trong từng loại hạt, chén chè. Nhiều du khách trong và ngoài nước thường tìm đến các quán chè cung đình trên đường Nguyễn Huệ để được thưởng thức trọn vẹn một không gian xưa với hương vị chè rất Huế.

Cũng như ẩm thực Huế được chia thành hai nhánh, ẩm thực dân gian và ẩm thực cung đình, chè Huế vì thế cũng có hai nửa. Bên cạnh chè cung đình, các món chè dân gian bình dị được nhiều du khách tìm đến. Nói là chè bình dân nhưng không phải vì thế mà thiếu đi sự chăm chút tỉ mỉ của bàn tay người nấu. Cũng có nguồn gốc từ chè cung đình nhưng các bước rườm rà trong khâu chế biến đã được lược bỏ, tiến đến gần khẩu vị người dân, nhờ đó mà các loại chè bình dân được nhiều người ưa chuộng.

Bạn có thể tìm được hàng trăm món chè bình dân hấp dẫn như chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é… ở các quán trên đường Hùng Vương, Trần Phú, Phan Bội Châu, Trương Định.

9 Che hue 3Mặc dù các quán chè này khá đông khách nhưng không hề có cảnh xô bồ thường thấy khi bạn đi ăn tại Huế. Không cầu kỳ nhưng nét dịu dàng, tao nhã dường như đã ăn sâu vào văn hóa ẩm thực và con người nơi đây. Cứ thế mà người đi ăn nhẹ nhàng, từ tốn, múc chè từ chén nhỏ rồi dùng thìa nhâm nhi từng ngụm, cảm nhận vị ngọt thanh, nhè nhẹ nơi cuống họng. Ly chè Huế chẳng bao giờ đầy ắp như ở những nơi khác mà thường được múc lưng chừng ly, thêm một ít đá bào trắng muốt bên trên, đủ để người ăn thòm thèm và muốn ăn thêm ly nữa.

Hấp dẫn và thơm ngon là thế, nhưng nếu rủ cả nhóm bạn 4 – 5 người đi cùng, bạn sẽ chẳng tiêu hết trăm ngàn đồng cho một chầu chè no bụng. Dù mùa đông hay mùa hè, chè vẫn luôn là thứ thức uống đãi bạn tuyệt vời mà Huế dành tặng cho du khách.

Tr nau nuong 1CÁ BAO SẢ NƯỚNG

Nguyên liệu: 400g phi lê cá chẽm, 100g giò sống, 50g mỡ heo, bốn cây sả; dưa leo, xà lách, rau thơm các loại ăn kèm.

Gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm; nước mắm chua ngọt để chấm.

Thực hiện: Cá chẽm xay nhuyễn. Mỡ heo xắt hạt lựu thật nhỏ, trụng qua nước sôi, vớt ra để ráo. Cho cá, giò sống, mỡ heo vào quết cho thật mịn, sau đó cho muối, đường, tiêu và một ít nước mắm vào, quết thêm một lúc cho thật đều tới khi cảm thấy nặng tay là được.

Sả cây rửa sạch, cắt khúc lấy phần gốc, dài khoảng 20cm, để ráo nước. Xà lách cắt bỏ gốc, 9 AT ca bao sarửa sạch cùng với các loại rau thơm.

Lấy phần nhân cá chia đều, bọc quanh cây sả, dùng tay bóp thật chặt cho cá dính. Sau đó, nướng cá trên bếp than hoặc lò nướng. Cá chín vàng đều, thơm là được.

Cho cá ra đĩa, dùng kèm với rau thơm, bánh tráng và nước mắm chua ngọt.(theo Lê Anh)

BÁNH XÈO QUY NHƠN

Bánh xèo là món ăn nổi tiếng, có mặt khắp miền Trung, miền Nam. Nhưng ở mỗi vùng đất, ta có thể tìm thấy một nét hấp dẫn riêng. Bánh xèo Quy Nhơn có thể nói là đặc sắc, bởi nguyên liệu chế biến đơn giản mà thật đậm đà.

Rau ăn kèm phải đủ cả rau mầm, xoài chua và dưa leo xắt nhuyễn. Bánh xèo khi chín nhìn thật ngon mắt với màu của tôm và của bột gạo hòa quyện với nhau

Trong khi các vùng đất khác chế biến bánh xèo khá cầu kỳ với tôm, mực, thịt, trứng… thì bánh xèo Quy Nhơn chỉ có tôm đất làm “nhưn”. 9 AT banh xeo 1Linh hồn của món bánh xèo Quy Nhơn cũng là từ yếu tố này. Tôm đất để làm bánh xèo được người Quy Nhơn kén chọn lắm, phải là tôm của dòng sông Gò Bồi ngọt lịm, tươi roi rói, được đánh bắt mỗi buổi sáng tinh mơ. Loại tôm này nhỏ, nhưng chắc thịt, khi chín sẽ đỏ au, ăn vào ngọt lịm vị của nước sông, của đất bồi…

Bột gạo để làm bánh xèo cũng nhất định phải được xay bằng cái cối đá cũ kỹ truyền đời trong gia đình, xay đến đâu đúc bánh đến đó thì bánh mới thơm mùi gạo mới, giòn rụm, mịn màng, quyện với chút hương bột nghệ và nước cốt dừa. Chút hành lá xắt nhuyễn vừa làm đẹp thêm màu bánh, vừa thêm chút thơm thơm cho từng cái bánh ngon lại càng ngon. Nhiều nơi ở Quy Nhơn vẫn còn dùng bếp củi để đổ bánh, khi chiên bánh thì dùng mỡ chứ không dùng dầu ăn, nên bánh càng béo ngậy và chín giòn, rất đặc trưng.

Nước chấm là khâu vô cùng quan trọng. So với các vùng khác thì nước chấm bánh xèo Quy Nhơn có phần đậm đặc hơn. Nước mắm cốt phải thật ngon, rồi pha với tỏi ớt giã thật nhuyễn, thật mịn, thêm nước cốt chanh và đường để dậy mùi. Rau ăn với bánh xèo Quy Nhơn thì không thể thiếu rau mầm, 9 AT banh xeo 2loại rau non mướt hơi nhân nhẩn, nhưng rất mát và bổ, cùng với chút xoài chua xắt nhuyễn, mới nhìn qua đã thấy không cưỡng được.

Bánh xèo Quy Nhơn phải ăn với bánh tráng mới đúng điệu. Loại bánh tráng gạo nhúng mềm, trải lên đĩa, cuốn một nhúm rau mầm với xoài chua, bỏ lên cái bánh xèo nóng hôi hổi, cuốn một cuốn thật chặt tay, chấm ngập vào chén nước mắm rồi cắn một miếng, niềm vui trên trời đất này có gì sánh bằng được ăn những món dân dã mà tuyệt vời như thế. Người thích vị đậm hơn còn ăn kèm với vài tép tỏi tươi đến từ vùng Lý Sơn, để hương vị càng nồng đượm.

Ngày xưa, đi ăn bánh xèo tôm nhảy rau mầm phải đến tận Mỹ Cang, cách Quy Nhơn 20km, mới có một quán. Giờ món ăn này phổ biến khắp nơi ở thành phố Quy Nhơn, đặc biệt là khu ven biển. Cứ khi trời nhá nhem tối, đi ngang những quán bánh xèo tôm nhảy, nghe tiếng đổ bánh xèo xèo, tiếng gọi mời, tiếng khua của bát đũa và mùi thơm của bánh dậy lên, khách sẽ khó lòng bước qua. (theo Huỳnh Thu Dung)

Ni co“NHẸ LÒNG” VỚI MÓN CHAY

Ngày nay ăn chay không chỉ đơn thuần vì lý do tôn giáo mà đã được nâng lên thành nghệ thuật thực dưỡng. Với những nguyên liệu từ rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin cùng với chất đạm từ đậu hủ và nấm, món ăn chay giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là sau những ngày Tết dung nạp dư thừa năng lượng.

Đậu hủ là món “ruột”, không thể thiếu trong những bữa ăn chay, đôi khi đơn giản chỉ là miếng đậu chiên vàng chấm với nước tương cũng xong bữa. Tuy nhiên, chỉ cần thêm chút ít nguyên liệu và gia vị là bữa ăn chay của bạn sẽ bớt đơn điệu và ngon miệng, như món đậu hủ xốt chua ngọt.

1/- Đậu hủ xốt chua ngọt : Đầu tiên là cắt đậu thành những miếng vuông vừa ăn rồi đem chiên vàng, hoặc mua loại đậu đã chiên sẵn. Kế đến là làm nước xốt chua ngọt gồm đường, muối, bột ngọt, nước tương, giấm, mật ong và ít nước hòa đều với nhau, thêm tí ớt sa tế nếu ăn cay.

Sau cùng là bắc chảo lên cho ít dầu ăn, bỏ hành boarô vào phi thơm rồi đổ nước xốt chua ngọt vào nấu lửa nhỏ đến khi xốt sánh lại thì cho đậu chiên vào, 9 AT do chay 1đảo đều để xốt bám vào đậu, nêm nếm lại vừa ăn rồi cho mè trắng rang vàng vào, trộn nhanh rồi tắt bếp.

2/- Đậu hủ chưng tương : đậu phải chọn loại hơi cứng để khi chưng không bị nát, cắt miếng vừa ăn rồi xếp vào đĩa sâu. Gừng, ớt chuông đủ màu, nấm mèo ngâm mềm đem cắt sợi. Bún tàu ngâm rồi cắt ngắn. Nấm đông cô ngâm mềm để nguyên, nếu lớn quá thì cắt làm đôi, đem xào sơ. Xếp tất cả lên trên mặt đậu.

Khuấy đều tương hột, đường, nước và dầu mè làm nước xốt, rưới nước xốt này lên đĩa đậu rồi đem chưng cách thủy khoảng 15 phút là chín. Cả hai món này đều dùng nóng với cơm trắng.

3/- Rau củ : cũng là lựa chọn ưu tiên trong các món chay, có thể xào, rim hoặc kho cho thêm phần “đông vui”.

a/- Củ hủ dừa kho chay : làm ăn mặn đã quá quen thuộc, chỉ cần thay đổi cách chế biến bạn sẽ có ngay món củ hủ dừa kho chay ăn với cơm trắng rất ngon. Củ hủ dừa rửa sạch rồi cắt lát. Chả chay và đậu hủ chiên cũng cắt miếng vừa ăn.

Bắc chảo dầu nóng, cho sả và ớt bằm phi thơm. Cho củ hủ dừa vào xào săn, rồi đậu hủ, chả chay. 9 AT do chay 2Nêm nước tương, đường, hạt nêm chay cho thấm rồi đổ ít nước nóng vào, tiếp tục kho lửa nhỏ khoảng 15 phút cho chín và thấm đều gia vị. Nêm lại vừa ăn rồi tắt lửa.

b/- Món khoai sọ rim. Khoai sọ lựa những củ tròn, nhỏ đều, cạo sạch vỏ, rửa sạch để ráo rồi đem chiên vàng, để ráo dầu. Phi thơm hành boarô rồi cho nước tương và đường vào, sau đó cho khoai vào đảo đều tay, nêm lại muối và bột nêm cho vừa ăn, để lửa liu riu đến khi nước sệt lại và khoai sọ chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, thêm ít tiêu vào khi ăn.

c/- Mì căn xào rau củ : chế biến không tốn nhiều thời gian và giữ được độ tươi của rau củ. Mì căn loại xoắn trụng sơ nước sôi có pha chút muối, để ráo rồi chiên vàng. Ớt chuông, thơm và hành tây xắt miếng vừa ăn hoặc cắt quân cờ. Khuấy đều nước, tương ớt, ketchup, giấm, 9 AT do chay 3đường và hạt nêm rồi bắc lên bếp nấu sôi đến khi sệt lại. Bắc chảo dầu lên, phi thơm boarô rồi cho ớt chuông, thơm và hành tây vào đảo vừa giòn. Đổ nước xốt vào đảo chung rồi cho mì căn vào sau cùng, xốc đều rồi rưới ít dầu mè lên, múc ra đĩa dùng nóng.

d/- Lẩu nấm chay : Nếu có nhiều thời gian, bạn hãy thử món lẩu nấm chay tươi ngon như món mặn. Nước dùng nấu bằng các loại củ như su su, cà rốt, củ cải trắng và ít khúc mía lau đập dập, nước sẽ vừa ngọt vừa thanh. Hầm đến khi củ chín nhừ, lọc lấy nước bỏ xác, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Các loại nấm như nấm đùi gà, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm kim châm, nấm đông cô tươi, nấm linh chi… mua về cắt chân, rửa sạch, ngâm nước muối, cắt miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa. Rau ăn kèm như cải thảo, tần ô, bông hẹ, đậu hủ non rửa sạch xếp ra đĩa. Múc nước dùng ra nồi lẩu, phi thơm boarô rồi đổ vào nước dùng. Ăn kèm với mì, miến hoặc hủ tíu mềm và nước tương. (theo Nhã Văn)

Logo canh giac

THẬT “KINH KHỦNG VÀ RỢN NGƯỜI”
VỚI CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ‘ĐẶC SẢN”

Dùng phân đạm, thạch cao làm chất phụ gia, làm giả như thật thịt thú rừng… là những cách chế biến đồ ăn khó tin đã bị phanh phui.

Có nhiều món ăn, đồ uống được coi là rất “khoái khẩu” đối với người Việt Nam, nhưng “công nghệ” chế biến những món ăn này sẽ khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. 9 Canh giac 1Dưới đây là một số cách chế biến thức ăn, đồ uống khó tin đã được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian vừa qua :

1/- Tiết canh : Từ lâu nay, tiết canh đã được coi là một món ăn có nguy cơ cao về thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng việc một số cơ sở sử dụng cả… phân đạm bón rau làm chất phụ gia giúp tiết đông cứng, giữ màu đỏ tươi là điều mà ít người có thể tưởng tượng được.

2/- Đậu hủ : Quy trình làm đậu hủ/phụ được thực hiện trình tự theo các bước cơ bản : Tr an uong 6ngâm mềm đậu tương, xay nhỏ và ủ, sau đó nấu để nổi cái lên trên bề mặt, vớt cái cho ra khuôn ép nước cho thành bánh đậu. Trong quá trình này, không ít cơ sở đã pha thêm thạch cao vào để tăng hiệu suất nổi cái nhiều, giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn cũng như giúp cái nhanh đông cứng.

3/- Ruốc chà bông : Khi bị phanh phui, kỹ nghệ làm ruốc giả đã khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Chỉ cần thu gom bã sắn dây từ cơ sở lọc bột sắn thuê về ép, phơi khô, đánh bông, tẩm gia vị, xào cho vàng, trộn với một ít ruốc thật là ra ruốc “nhái” y chang ruốc thịt thực sự. Loại ruốc này được bán ra thị trường với giá chỉ bằng 1/3 giá ruốc thật.

4/- Thịt rừng “giả” : Thịt thú rừng cũng không tránh được nạn “hàng nhái”. Rùng rợn là ở chỗ các sản phẩm này có thể được chế từ thịt lợn “bẩn” mua gom từ các lò mổ hay bán trôi nổi. Đó có thể là thịt ế đã bị ôi, thịt lợn bệnh, lợn chết có giá rẻ như cho.9 Canh giac 2 Các nguyên liệu này được đem về nhúng vào nước pha chất tẩy, ướp “hương vị” các loại theo ý muốn như bò, nai, chồn, cho vào lò sấy khô với nhiệt độ cao để tạo mùi, tạo độ dai như thật. Thịt lợn rừng được làm giả công phu hơn với việc dùng cây kim ba mũi tự chế được đóng chặt vào một chiếc đũa tre châm vào da để tạo ra những lỗ châm lông chụm 3 đúng như lợn rừng “xịn”.

5/- Cà phê “giả” : Cà phê tưởng như an toàn, nhưng ít ai ngờ rằng sản phẩm này có thể được chế biến từ những nguyên liệu không liên quan gì đến cà phê như bắp, đậu nành, hương liệu hóa học. Để làm cà phê rởm, hỗn hợp các nguyên liệu trên cùng chất tạo dính, đường hóa học, muối gạo… 9 Canh giac 3sẽ được trộn đều trong máy trộn, nghiền và “hô biến” thành cà phê thành phẩm, sẵn sàng được tung ra thị trường.

6/- Bún độc ; Bún ngon chỉ được làm từ bột gạo, nhưng để giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất bún chui đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Điều này khiến sợi bún dễ bị nát vụn và có màu đen rất xấu. Để giải quyết vấn đề trên, người làm bún đã dùng đến một loại hóa chất tẩy trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal. Đây là một loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, vốn được nhiều người mua để pha chế trong bột giặt, xà phòng.

9 Canh giac 4

7/- Nước giải khát : “Công nghệ hóa học” thao túng cả những đồ uống rất được ưa chuộng như chè, trà sữa, sinh tố… Đầu tiên là “đường siêu ngọt”, chỉ cần cho nửa thìa cũng bằng cả cân đường kính, ngọt cả nồi chè. Một loại hóa chất khác là “cần sủi”, có khả năng giúp một nồi chè đỗ đen được ninh nhừ sau vài phút, dù bình thường phải mất hơn nửa tiếng. Trà sữa và sinh tố thì được pha chế bằng những hóa chất “lạ” nhiều màu sắc được bọc trong túi nylon, HNg Huynh V. Yen 3mà một túi nhỏ có thể pha được cả chục cốc.

8/- Bánh bao nở to : Công nghệ làm trắng bánh bao lại là một điều hãi hùng khác. Để bánh trắng, xốp, mềm hơn, người làm bánh đã không dừng lại ở công đoạn ủ bột mà còn có sự hỗ trợ của phụ gia. Các chất phụ gia bao gồm bột nở, men nở và… bột tẩy trắng, một hóa chất có thể gây viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Yên Huỳnh (tổng hợp)

Logo thu thuat

Filed under: Ẩm thực khắp nơi Tagged: Ẩm thực

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.