Hoàng Kim. Tôi đang bận chuẩn bị hội nghị “Báo cáo tổng kết dự án xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững ở tỉnh Đăk Lăk”, chỉ rãnh chút xíu thời gian để comment “đọc Phan Chí Thắng nhớ Nguyễn Khải “ thì tíu tít nhiều sinh viên và bạn đọc đã gọi điện hỏi: Thầy ơi! Phan Chí Thắng là ai? viết sao đằm quá vậy? Tôi cười: Văn của anh Phan Chí Thắng và thơ Nguyễn Lâm Cúc còn hơn cả “đằm” mà là ” dằm”, ám ảnh, day dứt người đọc! Phan Chí Thắng viết ít. Lâm Cúc cũng vậy. Cô viết ít mà khắc khoải. Lâm Cúc – nhà thơ nỗi đau. “Lâm Cúc ít khi viết dài. Nhiều bài thơ ngắn hoặc rất ngắn. Nó ngắn như một cái dằm, cứ cắm vào da thịt người đọc, làm người ta cứ đau hoài, day dứt.“. Phan Chí Thắng viết về Lâm Cúc. (ảnh blog Phan Chí Thắng: Chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay Đức Linh 2007, người trong ảnh từ trái sang phải Đinh Đình Chiến , Phan Chí Thắng, Nguyễn Lâm Cúc)
Lâm Cúc – nhà thơ nỗi đau |
Phan Chí Thắng |
Tôi luôn cảm thấy mình còn mắc nợ một bài viết về thơ Lâm Cúc. Không phải nợ Lâm Cúc mà nợ chính mình.Tôi bắt đầu đọc Lâm Cúc từ bên BlogViet. Khi cả làng di cư sang vnweblogs năm 2007, tôi tiếp tục đọc nàng. Rồi tôi vượt mấy ngàn cây số, lên tận Đức Linh – Bình Thuận tìm gặp nhà thơ, ăn bữa cơm canh cá với Lâm Cúc và vài người bạn, xin được một cuốn Đãi Trăng kèm theo lời thì thầm của tác giả: “Em chỉ còn có một cuốn này thôi…”Bên cạnh Phạm Dạ Thủy nữ tính theo kiểu truyền thống, Võ Kim Ngân đằm thắm thiết tha, Vũ Thanh Hoa bùng nổ đam mê, Huỳnh Thuý Kiều mới lạ đâm chồi, Tóc Nguyệt đa mang suy tưởng, Hoàng Thanh Trang đột phá tìm tòi, Mắt nâu chân dài thổn thức yêu đương, Đặng Mỹ Duyên tơ vò đắm đuối…cùng nhiều cây viết nữ bloggers khác, Lâm Cúc là một hiện tượng khác biệt.
Lâm Cúc làm thơ như người đàn bà sinh nở. Đớn đau quằn quại. Chính vì thế mà thơ nàng không nhiều, cho đến nay mới xuất bản vỏn vẹn có mỗi một tập Đãi trăng không dày dặn. Một người bạn yêu thơ Lâm Cúc nói rằng thơ in ra hình như nhiều chỗ bị sửa, không hay bằng nguyên bản. Lâm Cúc không cãi. Nàng không thuộc thơ mình. Việc thuộc thơ Lâm Cúc là dành cho người khác. Các nhà thơ nữ thường viết thơ yêu. Yêu và được yêu. Hết yêu hoặc hết được yêu. Nồng nàn thắm thiết vụng dại đắm đuối si mê… Có thể có đau nhưng là cái đau của tình yêu nam nữ. Nhưng chưa ai viết thơ đau như Lâm Cúc. Trong bài “Lòng ta”, Lâm Cúc tự bạch: Có những lúc ta ngồi như đá núi Ta vỗ về lòng, Nàng thừa nhận là mình đau. Vì sau đau? Đó là vì: Mồ côi Vinh hạnh được là người Lột bỏ mọi vỏ bọc Tôi ôm hồn ngồi khóc Cái đau của Lâm Cúc là cái đau khi thấy nhiều người không muốn hoặc muốn mà không được sống làm người với đầy đủ ý nghĩa của hai từ làm người. Nàng lấy mình ra để nói thiên hạ. Thậm chí trước cảnh một đôi nam nữ hẹn hò, họ đang ngập tràn hạnh phúc mà Lâm Cúc vẫn sợ một nỗi đau sẽ đến với họ: Người ta hẹn hò, mà lòng tôi cứ rưng rưng (Vô cớ) Lâm Cúc ít khi viết dài. Nhiều bài thơ ngắn hoặc rất ngắn. Nó ngắn như một cái dằm, cứ cắm vào da thịt người đọc, làm người ta cứ đau hoài, day dứt. Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và rất nhiều nhà thơ khác viết về biển. Họ ví đôi tình nhân như bờ với biển, như thuyền với biển. Biển hùng vĩ và bao la luôn là đề tài bất tận của các thi nhân. Lâm Cúc cũng viết về biển, nhưng rất ngắn và không giống ai: Kìa biển Sẽ ra sao Một logic bất ngờ. Một cách thể hiện tình yêu rất lạ. Yêu anh và lo cho anh một ngày nào đó sẽ khao khát vô vọng. Tứ thơ rất đàn bà và rất Lâm Cúc. Lâm Cúc có bài thơ “Để khoe cho hết” Khi yêu thương bỏ ta đi Đóng đinh lên vách linh hồn Đục lòng cho rỗng để kêu Nhe răng ra đếm nụ cười Câu thơ “Đục lòng cho rỗng để kêu” là một câu thơ đau tuyệt vời! Còn: Nhe răng ra đếm nụ cười Thì quả là đỉnh điểm của chua chát? Nghệ thuật thơ Lâm Cúc là nghệ thuật hình ảnh của ngôn từ. Ngôn từ đậm đặc. Hình ảnh dữ dội. Tối rất thích bài “Tháng ba”: Tháng ba Gió chướng như bầy ngựa rừng Nắng quạt lửa dọc đường chiều Mỗi câu là một hình ảnh. Ngoài sự dữ dội, nó còn rất khoáng đạt. Thật bất ngờ khi gặp sự khoáng đạt nơi một nhà thơ nữ. Đau cho mình, đau cho đời, Lâm Cúc thể hiện nỗi đau đó trong thơ. Nhưng ở ngoài đời sống thực, nàng cô đơn. Nàng phải tìm đến trăng để giải bày tâm sự: Đãi Trăng Hôm nay nhàn, ta mở tiệc mời Trăng Rót lặng thinh vào vô biên độ lượng Này Trăng Cạn ly nhé, Bứt ra khỏi hiện thực, nhà thơ vẫy vùng trong mơ. Nàng cho phép mình đại ngôn, mang cả dòng sông ra để uống. Nhưng vẫn thấy đêm chỉ là một cái thập tự mênh mông! Tưởng là đãi trăng, nào ngờ nàng thổn thức: Ta cũng có một tấm lòng… Khi phải thốt lên “Ta cũng có một tấm lòng”, thi sỹ khóc nhiều hơn là cười? Nhưng vẫn cười: Say thì say, nhưng đừng khóc Ta gặp lại ở Lâm Cúc bóng dáng những nhà thơ – nhà nho bất đắc chí, khóc với đời, khóc cho đời và cất lên tiếng cười ngạo mạn. Đời này có mấy ai biết khóc như ta? Ai quen Lâm Cúc hẳn đều luôn được nghe tiếng cười “ha ha” của nàng qua điện thoại. Nghe tiếng cười đó, không ai nghĩ Lâm Cúc là một nhà thơ đau. Thơ Lâm Cúc không rơi vào cái tầm thường nhi nữ, không sụt sùi nhớ nhớ thương thương, không oán giận hờn ghen vun vặt. Nàng lặng lẽ “đảo chính” trong thơ. Thơ nàng muốn vuơn đến những giá trị mới, phủ định những cái sáo mòn cũ kỹ, vô vị. Nhưng không phải lúc nào Lâm Cúc cũng đau. Có những lúc nàng thanh thoát, tự nhiên, nhẹ nhàng như chính bản chất con người nàng, như chính cái điều mà nàng khao khát: Chiều quá buồn Chút nữa e là mưa Cây nhớ người Cành lá rũ ngẩn ngơ Dáng ai giờ Bụi sương giăng mờ che Áo thu Trời khoác cả sang hè. (Cây nhớ người) Bài thơ giàu nhạc điệu. Hồn thi sĩ trải rộng, hòa quyện với thiên nhiên mùa thu. Tôi yêu quý nhiều nhà thơ nữ mà tôi quen biết. Lâm Cúc, người đang sống và làm việc ở một huyện miền núi xa lắc của Bình Thuận, có một vị trí rất đặc biệt trong số họ. Lâm Cúc viết không nhiều. Nhưng bài thơ nào của nàng cũng thuộc loại “chết người”! Ngày đầu năm 2011, tôi loay hoay viết bài này. Viết xong vẫn không biết mình đã trả được món nợ mấy năm rồi hay chưa? Nguồn: Phan Chí Thắng viết về Nguyễn Lâm Cúc Video yêu thích:
Relaxation: Waterfalls Rainforest – Endless Emotion – The Most Popular Relaxation http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Mời bạn comment trên bài Phan Chí Thắng viết về Lâm Cúc tại trang Facebook của tôi. Trở về trang chính Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Kim on Twitter, Kim on Facebook, Food Crops News, CassavaViet, |
2013-08-05 10:13:01
Nguồn: http://khatkhaoxanh.wordpress.com/2013/06/17/phan-chi-thang-viet-ve-nguyen-lam-cuc/