ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
3 dấu hiệu cho thấy con bạn là 1 “thảm hoạ tiền bạc” trong gia đình
Wednesday, September 11, 2013 23:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Có phải con bạn muốn mua bất kỳ những gì nó thấy, hoặc luôn nộp bài tập về nhà? Đây có thể là những dấu hiệu mà con cái của bạn cần phải học những bài học về tiền bạc.
 
Nếu bạn đang nợ đầm đìa và không có khoản tiết kiệm nào, bất chợt nhìn lại và bạn sẽ băn khoăn không biết mình đã sai từ đâu.
 
Đó là lý do vì sao, nếu bạn là cha mẹ thì bạn có thể tạo nền tảng vững chắc cho con cái khi bạn biết cách làm sao để nuôi dạy một đứa trẻ biết tiết kiệm cho tương lai hoặc một tín đồ mua sắm – hay cố gắng để cải tạo tín đồ mua sắm đó bằng cách dạy cho chúng làm sao có được tiền cũng như cách chi tiêu chúng hiệu quả. Điều này cũng đáng để thử đấy chứ.
 
Tất nhiên, chúng ta không thể biết trước được tương lai và cũng không công bằng cho những đứa trẻ sau này có thể làm bạn ngạc nhiên, nếu bạn tuân theo các báo động này một cách nghiêm trọng quá. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn băn khoăn và lo lắng về việc con cái sẽ quản lý tiền bạc như thế nào thì hãy xem các dấu hiệu có khả năng rằng bạn đang nuôi một “con quái vật về tài chính”
 
Dấu hiệu: Con bạn dễ dàng bị thuyết phục bởi các quảng cáo trên TV hoặc ý kiến của bạn bè. Nếu nó nhìn thấy cái gì hay ho  nó đều muốn có thứ đó.
 
Điều này có nghĩa là: Con bạn sẽ trở thành một kẻ mua sắm bốc đồng.
 
Giải pháp: Điều đó không quá tệ, tất nhiên là nó còn phụ thuộc vào việc con bạn mua sắm bốc đồng thường xuyên như thế nào.
 
Nếu con bạn có một khoản thu nhập, bạn và nó đang đi mua sắm, hãy để nó mua thứ gì đầu tiên nó thấy và muốn mua ngay với khoản tiền nó có, cho dù bạn biết rằng đó là lựa chọn ngu ngốc, và thực sự việc mua đó cũng là ngu ngốc nốt. Sau đó, các bạn tiếp tục đi mua sắm, và khi nó muốn một vài thứ khác nhưng chẳng còn tiền để mua nữa, đây là lúc phù hợp nhất để có thể giảng dạy về việc mua sắm. Chỗ luyện tập hữu ích đặc biệt có thể là một cửa hàng đồ chơi, nơi mà thứ gì con bạn cũng muốn.
 
Theo như Amy Rosen, chủ tịch và CEO của mạng lưới đào tạo kinh doanh, có trụ sở tại New York, tổ chức chuyên dạy kinh doanh cho hầu hết các học sinh phổ thông trong các trường có thu nhập thấp thì “Chỉ sau 5 phút, khi đang di chuyển tới quầy khác, thì con bạn đã lại thầm ước nó đã mua cái gì khác cơ”. Rosen cũng là phó chủ tịch Uỷ ban tư vấn về năng lực tài chính, uỷ ban này thành lập và hoạt động từ 29/1/2010 cho tới 29/1/2013 có nhiệm vụ tìm ra điểm mấu chốt để cải thiện người Mỹ thông qua giáo dục tài chính.
 
Rosen bổ sung cho khoảnh khắc dạy con học ở cửa hàng đồ chơi như sau: “Tất cả việc này thực sự là để hướng dẫn con trẻ khi chúng đưa ra các lựa chọn về mua sắm”. “Nó là một việc dễ dàng”.
Và tất nhiên là nếu bạn cảm thấy tiếc cho con bạn và thực sự bạn thấy ghét cái suy nghĩ là số tiền đó đã đi tong rồi thì bạn cũng có thể dạy con bạn là ở một số cửa hàng họ có chính sách trả lại hàng đã mua.
 
Dấu hiệu: Con bạn luôn quên làm bài tập về nhà hoặc quên luôn cả việc đưa các giấy tờ quan trọng của nhà trường cho bạn.
 
Điều này có nghĩa là: Con bạn sẽ chắc chắn thanh toán các hoá đơn muộn.
 
Giải pháp: Đúng, bạn có thể cho con bạn cuốn lịch hoặc một thứ khác tốt hơn nhằm giúp nó nắm rõ những ngày quan trọng ở trường và hy vọng điều đó sẽ dẫn con bạn tới những điểm số cao hơn, một trường đại học tốt, một công việc khiêm tốn và một mức lương hài lòng, và ngày nào đó nó sẽ có các kỹ năng quản lý tiền bạc tốt hơn. Điều này chỉ ra rằng, khi phải dạy con bạn về tiền bạc, điều quan trọng là chúng ta nên nói chuyện đơn giản với chúng thôi.
 
Theo như công bố mới đây nhất của tổ chức T Rowe Price, căn cứ vào Khảo sát hàng năm giữa cha mẹ, con cái và tiền bạc – năm thứ 5 thì “Cha mẹ chưa làm điều này một cách tốt nhất”. Hơn nữa, 73% trong số 1.014 cha mẹ được hỏi thì cho rằng họ thường xuyên trao đổi với con cái về các chủ để tài chính ngắn hạn, ví dụ như mua sắm mùa tựu trường, nhưng chỉ có 39% trả lời rằng họ có trao đổi với con cái về kế hoạch tài chính dài hạn.
 
Năm ngoái, Học viện kế toán viên công chứng của Mỹ công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em phải trung bình là 10 tuổi mới được bố hoặc mẹ nói chuyện về tài chính, tiền bạc. Với tuổi này thì đã quá già để lần đầu được nghe về chuyện đó.
 
Prakash Dheeriya, một giáo sư về tài chính của trường đại học California – Dominguez Hills và là tác giả của tuyển tập sách có tên gọi “Tài chính cho trẻ em” – đã thuyết phục rằng: “Chúng ta phải dạy trẻ về tiền khi chúng còn học tiểu học. Đừng đợi tới lúc chúng học cấp 2 hoặc cấp 3 mới nói. Lúc đó thì chúng đã hình thành những thói quen xấu về chi tiêu rồi, hoặc rất khó để từ bỏ những thói quen xấu ấy”.
 
Dấu hiệu: Con bạn dường như đưa ra quá nhiều quyết định vớ vẩn, thậm chí có khi còn ngu ngốc.
 
Điều này có nghĩa là: Bạn có thể hình dung được trong tương lai, đứa con trưởng thành của bạn có thể mượn tiền để mua một cái xe hơi cực đắt mà nó thực sự không trả nổi, và nó sẽ “nã” bạn để có tiền trả cho khoản nợ ấy.
 
Giải pháp: Michael Goodman, một nhà lập kế hoạch tài chính tại New York, người đang phục vụ trong Học viện kế toán viên công chứng của Mỹ – thuộc Uỷ ban kỹ năng tài chính quốc gia, đã từng làm một vài việc vô cùng khéo léo khi các con của ông còn nhỏ.
 
“Chúng tôi theo dõi tất cả tiền bạc chúng có được trong năm, bao gồm cả tiền được nhận vào ngày sinh nhật cũng như ngày lễ” Goodman cho biết. “Chúng tôi cũng theo dõi xem chúng chi tiêu như thế nào. Và đến cuối năm, khi gom tất cả lại, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên về số tiền mà chúng có, và chúng tôi cùng xem chúng mua gì, bàn bạc với nhau về việc mua đó tốt hay không. Ví dụ như hỏi chúng xem tôi có thích trò chơi điện tử đó không?
 
Điều này không chỉ giáo dục con cái mà cũng là giáo dục cả Goodman. Anh ấy có nhận thức khá tốt về  cách chi tiêu tiền của con cái và những điểm mạnh cũng như điểm yếu về tài chính của chúng.
 
Tóm lại: Hãy nói chuyện với con cái của bạn. Và phải kết hợp giữa 3 giải pháp trên. Bất kỳ chuyên gia tài chính cá nhân có danh tiếng nào cũng sẽ bảo bạn rằng cách tốt nhất để con bạn sau này khi trưởng thành không có những sai phạm lớn về tài chính là nói chuyện cởi mở về các vấn đề tiền bạc với chúng.
 
Rosen, người đã chỉ ra rằng nếu bạn bắt buộc con cái phải tiết kiệm tất cả tiền của chúng và không bao giờ mua bất kỳ cái gì thú vị thì có thể  kết thúc với việc tạo ra những gien hình thành nên “quái vật tài chính trưởng thành mà bạn đang gắng sức để tránh xa chúng”. “Vì thế, đừng đi quá xa” Rosen khuyên. “Mặt khác, nếu bạn không cho phép chúng mua một thứ nho nhỏ thú vị với số tiền chúng có, thì một khi con bạn được tự do mua bất kỳ cái gì chúng thích thì chúng sẽ không do dự đâu”./.
 
Dịch giả Thu Thủy
 

 

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.