LẤY NGỰC KHỦNG
MASSAGES CHO NAM GIỚI
Kristy Love là một nhân viên massages, nhưng cô không thể kiếm được việc làm tại một spa sức khỏe và sắc đẹp vì thân hình quá lớn của mình. Chính vì thế cô đã thành lập một dịch vụ tư nhân vô cùng độc đáo : dùng ngực của mình để massages cho khách hàng nam giới.
Kristy đã quảng về dịch vụ này là “The CMT BBW” (nhân viên massages là một phụ nữ to lớn xinh đẹp). Khách hàng sẽ nhận thấy tình yêu của sự gợi cảm và hạnh phúc khi được massages. Kristy tuyên bố: “Massages bằng ngực sẽ giúp cho bạn tập trung vào hiện tại và để cơ thể bạn có những trải nghiệm mới”.
Kristy sẽ xoa mình với dầu thơm, sau đó trượt trên khắp cơ thể khách hàng hoặc đè bẹp họ như những gì họ yêu cầu. “Ban đầu, tôi cảm thấy rất xấu hổ về cơ thể mình. Nhưng khi tôi nhận ra rằng có thể massages bằng ngực thì tôi đã đăng quảng cáo trên báo địa phương và điện thoại đã bắt đầu reo. Tôi nghĩ rằng mình chỉ làm dịch vụ này khi tắt đèn. Nhưng tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ khách hàng, vì thế tôi thấy tự tin hơn”. Để trải nghiệm dịch vụ này bạn sẽ phải trả 300 USD/giờ.
Các bác sĩ lo ngại cân nặng của cô sẽ gây nguy hiểm cho khách hàng, nhưng cô nói đó không phải là vấn đề và cô cũng không có ý định giảm cân. “Tôi luôn phải mở mắt và giữ tinh thần tỉnh táo khi massages cho khách. Tôi phải nhìn vào đôi chân và ngón tay của khách để đảm bảo họ vẫn an toàn và có thể thở”.
Michelle Rozzen, một nhà trị liệu massages cho rằng việc làm của Love là hoàn toàn phi đạo đức. “Kristy đang cung cấp một dịch vụ ủng hộ cho tình dục nhiều hơn là massages. Đó là hành động bất hợp pháp. Ở trường massages chúng tôi không có kỹ năng massages bằng ngực mà cô ấy đang làm. Việc Kristy làm đã mang lại tiếng xấu cho nhân viên massages”, ông nói.
Xuân Mai post
NHÀ HÁT DƯỚI BỂ BƠI
Aquaria Palaoa là một loại hình nhà hát rất đặc biệt. Đây là nơi các nhạc công có thể trình diễn cả trên và dưới mặt nước của một bể bơi tại Berlin (Đức).
Claudia Herr, từng là một cựu quán quân bơi lội trước khi chuyển sang ngành âm nhạc, người đứng sau dự án độc nhất vô nhị: nhà hát Aquaria Palaoa.
Herr cho biết, lần đầu tiên cô nảy ra ý tưởng mở rạp opera tại bể bơi trong nhà là khi cô đến thăm công trình bể bơi nghệ thuật Stadtbad Neukölln ở Berlin cách đây 10 năm. Khu vực sảnh lớn Stadtbad Neukölln, được bao quanh bởi dãy cột tân cổ điển, khiến cô cảm thấy mình như đang đứng trong rạp hát.
Đóng vai chính trong buổi biểu diễn tại Aquaria Palaoa, cựu vận động viên bơi lội này đã diện bộ đầm xanh và trình diễn ngay dưới bể nước. Cô hát cả trên mặt nước và dưới nước tại bể bơi Stadtbad Neukölln, với sự hỗ trợ của bình oxy.
Những chiếc micro đặc biệt truyền âm thanh dưới nước tới loa được đặt xung quanh sảnh. Giọng của Claudia và giọng của các ca sĩ khác cũng hát dưới nước (nhưng không có bình oxy) hòa lẫn với âm thanh ghi lại 100m dưới một tảng băng, ở Nam Cực.
“Âm thanh dưới nước yếu hơn nhiều nhưng lại mang lại một sắc thái kỳ diệu”, Claudia Herr nói về màn trình diễn của mình.
Mai Trung Tín post
NHỮNG BỘ HÀI CỐT
ĐẮT GIÁ NHẤT THẾ GIỚI
Mỗi bộ hài cốt dưới đây đều được khảm vô số vàng bạc, đá quý với giá trị lên tới hàng tỉ VND. Bên trong mỗi bộ hài cốt đắt giá đều chứa đựng những bí ẩn…
Nhà sử học người Mỹ Paul Koudounaris trong suốt những năm qua đã âm thầm thực hiện một dự án đặc biệt. Ông đi khắp các nước Châu Âu để săn lùng những “cổ vật rùng rợn” – một loạt những bộ hài cốt có niên đại hàng trăm năm tuổi, nằm bí mật trong một số nhà thờ tại Châu Âu.
Điểm đặc biệt của những bộ hài cốt này là chúng được khảm đầy vàng bạc, đá quý. Nhìn vào những “tác phẩm nghệ thuật” này, người xem sẽ vừa ngưỡng mộ vừa ghê sợ. Nhà sử học Paul Koudounaris đã bỏ công tìm kiếm những bộ hài cốt bí mật này và lần đầu tiên giới thiệu đến cho công chúng.
Trong quá trình làm việc với những bộ xương kỳ bí này, ông Koudounaris được những người quản lý nhà thờ, tu viện cho biết đây là hài cốt của những tín đồ Thiên Chúa Giáo tử vì đạo. Tuy vậy, sự tồn tại của những bộ hài cốt này hầu như không được công chúng biết tới, chúng bị giấu kín và gần như đã chìm vào quên lãng.
Những bức ảnh của nhà sử học Paul Koudounaris hiện giờ đã làm dấy lên một đề tài nghiên cứu mới, theo đó, các nhà khảo cổ muốn làm rõ hơn thông tin về những bộ hài cốt hàng trăm năm tuổi được khảm đầy trang sức quý này. Đây cũng là lần đầu tiên đề tài lịch sử này được đưa ra công khai và thu hút sự quan tâm rộng lớn tới như vậy.
Theo ông Koudounaris, hồi thế kỷ 16, hàng ngàn bộ xương đã được đào lên từ những hầm mộ cổ có từ thời La Mã, sau đó những bộ xương này đã được đưa về các nhà thờ, tu viện ở một số nước Châu Âu như Đức, Áo, Thụy Sĩ theo lệnh của tòa thánh Vatican.
Hồi thế kỷ 16 từng diễn ra phong trào cải cách của những người theo đạo Tin lành. Trong quá trình cải cách này, không ít những di hài thiêng liêng bị phá hoại, không còn nguyên vẹn. Quyết định của tòa thánh Vatican là để các nhà thờ, tu viện có được những di hài mới nguyên vẹn thay thế bằng cách lấy hài cốt từ hầm mộ cổ thời La Mã lên.
Vì vậy, đây không phải là di hài của những tín đồ Thiên Chúa giáo từng tử vì đạo mà chỉ là những bộ hài cốt được đào lên từ những hầm mộ cổ thời La Mã, bỗng nhiên được trở thành thánh tích.
Mỗi bộ hài cốt được phong thánh tích đều được trang trí cầu kỳ bằng vàng bạc, đá quý trị giá lên tới hàng tỉ VND. Những món đồ trang sức quý giá này đã được các tín đồ sùng đạo đặt làm và tặng cho các nhà thờ, tu viện để trang trí cho các di hài thần thánh.
Những bộ xương vô danh này được đặt tên như các vị thánh nhưng thực tế không có bộ xương nào trong số này thực sự là di hài của một vị thánh có thật trong lịch sử Thiên Chúa giáo.
Thực tế này được các thầy tu xưa kia biết rất rõ. Cho tới trước thế kỷ 19, đã có những nhà thờ quyết định truất bỏ danh thánh của những bộ hài cốt này và không coi chúng là thánh tích nữa nhưng cho tới nay vẫn có một số nhà thờ còn lưu giữ lại những thánh tích “giả” này.
Tầm quan trọng của những thánh tích này không nằm ở giá trị lịch sử của chúng bởi thực chất nguồn gốc, xuất xứ của chúng rất mơ hồ nhưng đối với những người dân theo đạo ở các thế kỷ trước, những di hài này có ý nghĩa tâm linh to lớn.
Chúng từng được coi là hiện thân của sự màu nhiệm, gia tăng sự kết nối, gắn bó giữa người dân với nơi họ sinh sống, khiến họ tin rằng nơi mình đang sống là một vùng đất thiêng liêng, thần thánh.
1/- Bộ hài cốt của thánh Valerius nằm ở thị trấn Weyarn, bang Bavaria, Đức.
2/- Bộ hài cốt của thánh Albertus ở Burgrain (Đức) và thánh Felix ở Sursee (Thụy Sĩ). 3/- Di hài thánh Benedictus. 4/- Di hài thánh Deodatus ở Rheinau (Thụy Sĩ) và thánh Valentinus ở Waldsassen (Đức).
5/- Di hài thánh Getreu ở Ursberg, Đức. 6/- Di hài thánh Friedrick ở tu viện Benedictine, Melk, Áo.
7/- Xương bàn tay của thánh Valentin ở Bad Schussenreid (Đức) và thánh Munditia ở Munich (Đức). 8/- Di hài thánh Vincentus ở Stams, Áo được phủ một lớp vàng lá. 9/- Bộ hài cốt thánh Deodatus và thánh Luciana ở Heiligkreuztal, Đức.
Yên Huỳnh post
Những cây cầu treo dệt bằng cỏ khô bắc qua vách đá cao hàng trăm mét. Chỉ với nguyên liệu rất đơn giản là cỏ khô và đôi bàn tay khéo léo, những người da đỏ Inca tại vùng Qeswachaka (Cuzco, Peru) đã làm nên những cây cầu treo độc nhất vô nhị trên thế giới.
Loại cỏ dùng để làm cầu có tên gọi là Qoya. Những cây cầu như thế này đã xuất hiện tại đây từ thời đại của Đế chế Inca, hàng trăm năm trước khi người châu Âu có mặt.
Người ta phơi khô và bện cỏ Qoya thành những sợi chão lớn để làm cầu. Chiếc cầu này bắc qua một hẻm núi rộng chừng 37 mét qua con sông Apurimac. Việc làm cầu được cả cộng đồng cùng góp sức. Họ làm hoàn toàn bằng thủ công với những công đoạn đòi hỏi cả sự khéo léo và lòng can đảm hơn người. Những người can đảm và giàu kinh nghiệm nhất sẽ đảm nhiệm phần việc quan trọng là đứng chênh vênh trên các sợi dây để bắc cầu qua hẻm núi. Khoảng 1000 người dân, cả đàn ông và phụ nữ, từ nhiều cộng đồng khác nhau trong khu vực cùng tập trung tại Qeswachaka để góp sức làm cầu.
Chiếc cầu chỉ đủ rộng cho một người đi qua tại cùng thời điểm. Trước đây chúng đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Inca. Cây cầu được bắt đầu bằng việc căng 6 sợi chão lớn qua vách núi. Những sợi dây này sẽ tạo nên bộ khung chính để “dệt” cầu. Mố cầu được tạo thành từ đá và gỗ. Những người phụ nữ Inca đảm nhiệm công việc bện thừng cỏ và phục vụ ăn uống cho đoàn người xây cầu đông đúc.
Việc bắc một cây cầu treo đối với họ là sự kiện lớn của cả cộng đồng, đó được xem là việc làm để giữ gìn truyền thống văn hóa và tôn vinh những tổ tiên người Inca của họ. Đối với họ, những cây cầu treo truyền thống này chính là quá khứ, là lịch sử hào hùng và trên hết chính là truyền thống văn hóa mà họ cần gìn giữ.
Ngoài ra, với sự bùng nổ của toàn cầu hóa, những cây cầu độc đáo này giờ đây có sức thu hút rất lớn với khách du lịch khắp nơi, tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển.
Mỹ Nhàn post
Bằng thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang, nhiều năm nay, một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình ở Sài Gòn đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng vạn bệnh nhân.
“Ăn” phim
Sự việc vỡ lở khi một bác sĩ công tác ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình về thăm người thân ở Bến Tre. Khi xem phim X-quang cho một cụ già, bác sĩ này được biết cụ đau vùng vai và cổ, được người nhà đưa lên bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chụp cột sống cổ ở bốn tư thế : thẳng, nghiêng, chếch 3/4 bên trái và bên phải. Bệnh nhân phải nộp 240.000 đồng để mua hai phim chụp X-quang. Nhưng khi xem hồ sơ, bác sĩ này phát hiện phiếu thu tiền chụp phim X-quang cho người bệnh là loại lớn, trong khi hai tấm phim chụp thực tế thì nhỏ, nhìn không rõ. Thay vì phải chụp trên hai phim, kỹ thuật viên đã ghép cả bốn tư thế chụp trên một phim rồi cắt làm hai.
Từ việc “lạ đời” này, một nhóm bác sĩ ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đã đi tìm sự thật. Họ phát hiện một số bác sĩ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã “ăn phim” từ năm 2007, kéo dài đến năm 2012 ?
Theo bác sĩ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng từ năm 2007 đến nay.
Thủ đoạn để ba người này “móc túi” người bệnh là khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm. Ngoài việc xén, kỹ thuật viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá 42.000 đồng/tấm bằng phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm.
Đơn cử bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phim A, nhưng kỹ thuật viên phù phép qua phim B, trong khi bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì kỹ thuật viên chụp ghép trên một phim A.
Một bác sĩ nói, gian lận bằng cách đánh tráo phim X-quang diễn ra thường xuyên. Ví dụ, bác sĩ thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A nhưng lại chụp cho họ với phim loại B có giá rẻ hơn.
Trong khi đó, thủ thuật lắp ghép phim diễn ra còn dễ dàng hơn khi người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra đưa cho bệnh nhân.
Móc túi
Mỗi tháng bệnh viện sử dụng từ 28.000 đến 30.000 tờ phim. Điều tréo ngoe là số phim B thực sử dụng là ba phần, trong khi phim A là hai phần, nhưng trong báo cáo, bệnh viện ghi ngược lại là phim A sử dụng ba phần, còn phim B hai phần.
Số phim được hoán đổi mỗi tháng là từ 5.000 đến 6.000 tờ. Riêng phần đổi phim, cứ lấy 5.000 tờ x 19.000 đồng, nhóm này hưởng chênh lệch khoảng 90 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể nhóm này hưởng chênh lệch từ số phim dư ra do ghép phim và xén phim.
Theo tìm hiểu, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2011, số lượng phim dư là 10.860 tờ, tương đương 3.620 tấm phim/tháng. Với giá thành 42.000 đồng/tấm, tổng cộng số tiền mà nhóm bác sĩ này thu được hơn là 152 triệu đồng/tháng. “Bằng cách này mỗi tháng tổng số tiền bệnh nhân bị móc túi lên tới hơn 240 triệu đồng”- một bác sĩ tố cáo lên tiếng.
Thực ra, theo bác sĩ L. việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một cách không thương tiếc. Sự việc được phát giác vào cuối năm 2012 và một số người nằm trong “nhóm lợi ích” ở khoa Chẩn đoán hình ảnh thừa nhận có sự tráo đổi phim và cắt phim theo chỉ đạo của lãnh đạo khoa. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo bệnh viện đã không xử lý rốt ráo.
Quá bức xúc với việc bệnh nhân bị móc túi hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không hề hay biết, một số bác sĩ đã gửi đơn tố cáo sự việc sang Công an.
Sau khi điều tra, Công an thông báo : “Có một số phim A được chụp ghép hai bộ phận và một số chứng từ bác sĩ chỉ định chụp phim B nhưng khi in ghép vào phim A”. Cơ quan này đã chuyển vụ việc sang Thanh tra Sở Y tế để giải quyết, bởi theo đơn vị này “để có cơ sở xác định có chụp ghép các bộ phận cơ thể bệnh nhân trong phim, đổi phim hay không cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về phim ảnh của ngành y tế”.
Sai phạm nghiêm trọng
Sở Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra do bác sĩ Nguyễn Minh Trạng – Chánh Thanh tra Sở làm trưởng đoàn thanh tra bệnh viện này. Nguồn tin cho biết, ngày 21/8 Sở Y tế có kết luận ban đầu về vụ việc “ăn phim” và “nhóm lợi ích” tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. “Đây là vụ việc nghiêm trọng, việc cắt, xén phim và tráo phim diễn ra từ năm 2007 và có hệ thống, liên quan một số lãnh đạo bệnh viện”- nguồn tin tiết lộ. (theo Lê Nguyễn)
Nguyễn Văn Danh post
Nếu trong nhà có kiến, việc trước tiên là tìm tổ của chúng rồi mới bắt đầu tìm cách đuổi triệt để.
1/. Muối : Nếu bạn phát hiện thấy đường kiến di chuyển, lấy muối rắc luôn lên đường đi của chúng.
2/. Phấn : Bạn hãy vẽ ngay một đường phấn trước mặt chúng, chất carbonate canxi trong phấn sẽ giúp đuổi những chú kiến khó bảo nhất.
3/. Chanh : Vắt một ít nước chanh lên tường, hố, kệ cửa sổ, lỗ, ngưỡng cửa hoặc các chỗ kiến hay lui tới. Bạn có thể rải những miếng vỏ chanh cắt nhỏ xung quanh cửa ra vào. Kiến không chịu được mùi chanh nên sẽ nhanh chóng rời khỏi chỗ đó. Hoặc pha hỗn hợp khoảng 4 quả chanh (xay nhuyễn cả vỏ) với 2 lít nước dùng để lau sàn nhà, chắc chắn nhà bạn sẽ hết kiến và côn trùng khác.
4/. Bao nylon : Với bàn tiệc ngoài trời, bạn hãy dùng bao nylon đổ nước vào rồi đặt quanh các bàn chân.
5/. Giấm : Cho nước và giấm trắng vào chai xịt, rồi dùng hỗn hợp này xịt vào những vị trí có kiến. Kiến và các côn trùng rất ghét mùi giấm, chúng sẽ tự động di chuyển tới chỗ khác.
6/. Vỏ cam : Xay nhuyễn một ít vỏ cam với nước thành hỗn hợp sền sệt. Bạn trét hỗn hợp lên trên miệng tổ kiến, bảo đám chúng sẽ không dám ra khỏi tổ.
7/. Bột mì : Rắc một chút bột mì dọc theo mặt sau kệ đựng thức ăn sẽ giúp ngăn cản kiến.
8/. Ớt bột : Rắc chút ớt bột lên trước cửa tổ là chúng sẽ tự chạy hết.
9/. Dầu hỏa : Bạn hãy bôi một ít dầu hỏa vào chân bàn ghế, giường hay đặt bát dầu hỏa vào góc tường thì kiến sẽ không xuất hiện nữa.
10/. Dưa chuột : Kiến ghét dưa chuột, vì vậy bạn chỉ cần bỏ vỏ dưa chuột gần chỗ có kiến hay ổ kiến là chúng sẽ tự động bỏ đi hết. (theo Ngọc Lan – AloBacsi)
Mai Trung Tín post
Mặc nắng gay gắt miền Trung, các mẹ các chị ở đây càng cười tươi, vì họ tin chắc sẽ có mẻ mắm còng ưng ý.
Đứng cạnh một góc sông Vàm Cỏ, anh Tám Nhịn ở ấp Muôn Nghiệp, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, chỉ tay ra mặt sông, giọng trìu mến : “Khúc sông này có dòng nước xoáy ngầm mạnh dữ dội lắm. Cũng chỉ có chỗ này, đám cá ngát, chìa vôi, bông lau… thường lui tới kiếm mồi”.
Còng ở vùng nước lợ gần cửa sông
Khoảng 50 năm trước, vùng đất anh Tám sống hiện nay là dãy ruộng “biền dai”, thuỷ triều và cá tôm lên xuống thoải mái, ngày hai lượt. Thời đó, người ta chỉ trồng lúa một vụ/năm, toàn những giống chịu phèn lợ và kháng sâu bệnh tốt như huyết rồng, nàng co… nên không cần thuốc trừ sâu. Nhờ vậy, đám còng chạy đỏ rẫy, lũ tôm đất, tôm bạc búng nghe tanh tách dưới chân ruộng, bọn cá bống kèo lội lềnh khênh ở mấy vũng trâu nằm… Cái ngon thuần phác thật gần kề !
Ấm áp quà sông
Được biết, ngày trước, từ cuối tháng mười âm lịch, sau vụ gặt, dù thất hay trúng mùa dân “khổng tước nguyên” (gò có nhiều chim công đậu) đều nấu mâm cơm gạo mới cúng thần nông, vị thần bảo hộ mùa màng. Họ nhanh tay bắt con cá lóc đồng mập ú trong ao, con cua biển “chắc nụi” ngoài bìa rẫy đem nướng trui, pha dĩa mắm còng thật khéo, cắt mớ đọt rau lang mập mạp, bới tô cơm gạo mới… thành kính khấn vái, nguyện cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa lúa sau trúng hơn mùa trước.
Còng có nhiều loại, mỗi loại hợp với vài kiểu chế biến khác nhau. Ví như còng chìa vôi, có một càng to khệnh khạng, màu vàng tươi hoặc nửa vàng nửa xanh rất bắt mắt. Thịt càng rất ngọt thơm, nên người ta chỉ dùng móc sắt ngoé lấy càng nó đem rang hoặc nướng ăn chơi. Còng ta thịt ngọt nhưng ít gạch, hợp với các món rim, lăn bột chiên… ăn cơm. Nhỏ con hơn còng ta, dáng bò lom khom trông thật khổ sở nhưng cho nhiều gạch và rất béo, đó là còng quều. Từ cuối tháng mười âm đến tháng giêng, thịt da chúng đầy đặn hơn. Bắt chúng về ủ mắm thì ngon khỏi chê.
Mùa này, nắng chang chang nóng bức không kém cái nắng miền Trung. Thế mà hay ! Không có nắng gắt, mắm còng sẽ không chín tới. Mặc nắng gây “nổi đom đom mắt”, các mẹ các chị ở đây càng cười tươi, vì họ tin chắc sẽ có mẻ mắm còng ưng ý. Mắm ủ khoảng một tháng là ăn được. Nhưng vẫn chưa thật ngon. Phải để trong mát thêm vài tháng nữa, mắm mới thật hao cơm ! Cứ vậy, họ trữ để dùng dần quanh năm.
Còn một “bí sử” về loại mắm nhà quê này. Theo ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, hoàng thân triều Nguyễn, hiện ở Gò Vấp, thời đức bà Từ Dũ (Phạm Thị Hằng) làm dâu đất thần kinh, mắm còng cũng từng thuyết phục được nhiều cái lưỡi kén ăn chốn cung đình. Thời ấy, cứ đến xuân hè, ghe bầu chở thổ sản từ Gò Công như : mắm còng, mắm tôm chà, mắm nghêu… ra Huế cho bà Từ Dũ, để khuây khoả nỗi nhớ quê !
Nhưng ông Ưng Viên khẳng định, vua xưa không hề ăn các loại mắm tiến cung, vì sợ bị đầu độc. Mặc dù không được vua “ngự”, song mắm còng cũng góp phần vỗ về tâm hồn người xa xứ như bà Từ, giúp bà toàn tâm gánh tròn vai mẫu nghi thiên hạ và làm một bà mẹ mẫu mực cho hậu thế noi theo.
Thiếu vắng mắm còng lột
Nguyên liệu để làm mắm còng chua đạt hàng đệ nhất khoái, không thể thiếu con còng lột tự nhiên. Cũng như cua, ba khía, khi chuẩn bị lột xác còng tích trữ thật nhiều dinh dưỡng, cao điểm là giai đoạn hai da (còng cốm). Còng tách bỏ “bọng đái”, rửa sạch, để ráo, cho uống vài ly rượu đế. Không thể thiếu vài cục cơm nếp nấu nhão, mấy cọng củ riềng hoặc củ gừng non xắt nhuyễn để mắm nhanh lên men. Vẫn chưa hoàn hảo, cần thêm nắm lá chùm ruột nửa non, nửa “dày dày” (không quá già) và năm ba lát mía còn da lèn chặt lại. Hũ dùng nhận mắm là những vật dụng bằng gốm như vịn, tĩn, khạp nhỏ – bên trong không tráng men. Đậy kín, để ở chỗ nắng râm. Đợi ba ngày sau đã ngon ăn!
Hiện còng lột đang khan hiếm, nên gia đình anh Tám Nhịn nghĩ ra cách xả chất vôi từ con còng chắc, để ủ ra một loại mắm còng dẻo khá độc đáo. Anh Tám không giấu nghề, cởi mở chia sẻ: “Ban đầu nhận 1 ký mình còng ngập trong dung dịch đun sôi để nguội gồm: nước mưa, 8g đường, 4g muối và mớ ớt hiểm giã. Mười ngày sau chất vôi sẽ nổi hết lên trên. Đổ ra hết. Vắt khô. Gia vị thêm, ủ lại, chờ chua”. Nhưng anh Tám cho rằng mắm còng dẻo ăn chỉ “đỡ ghiền thôi”, chứ sao bằng mắm còng lột. (theo Tấn Tới)
Lan caysu post
Filed under: BẢN TIN Tagged: Tin tức
2013-09-14 14:00:08
Nguồn: http://clbhongoccan2013.wordpress.com/2013/09/15/ban-tin-2581354-ngay-15913/