Vị vua chiến binh – người cai trị trong thế kỷ 4 trước Công nguyên – được cho là đã bị chôn vùi ở Ai Cập. Nhưng giờ đây, các chuyên gia đã phát hiện một bức tường mặt đá cẩm thạch dài 500m, cao 3m có niên đại cùng thời điểm đó. Các chuyên gia tin rằng mô đất nhân tạo cổ xưa này có thể chứa hài cốt của vua, hoặc ít nhất là một ngôi mộ quan trọng của hoàng gia Macedonia.
Nơi được nghi là nơi chôn cất Alexander đại đế.
Alexander III, còn được gọi là Alexander đại đế, là một vị vua của Macedonia, một quốc gia ở miền bắc Hy Lạp cổ đại. Ông sinh ra tại Pella vào năm 356 trước Công nguyên (TCN) và được Aristotle dạy dỗ đến năm 16 tuổi. Năm 30 tuổi ông đã xây dựng một trong những đế chế lớn nhất của thế giới cổ đại, trải dài từ biển Ionian tới dãy Himalaya.
Alexander đã nối ngôi cha năm 336 TCN và thừa hưởng một vương quốc hùng mạnh với lực lượng quân đội giàu kinh nghiệm. Thừa hưởng những chiến thuật quân sự của Hy Lạp, ông bắt đầu kế hoạch xâm lăng với một loạt chiến dịch kéo dài 10 năm. Bất bại trong hầu hết các trận đánh, ông được coi là một trong những vị tướng giỏi nhất trong lịch sử. Người ta tin rằng Alexander đại đế đã chết tại Babylon năm 323 TCN trước khi thực hiện kế hoạch xâm lược Ả Rập.
Ông được coi là người sáng lập 20 thành phố mang tên mình, bao gồm cả Alexandria ở Ai Cập cổ đại và nền văn hóa phía đông Hy Lạp. Có một số câu chuyện kể về nơi Alexander đại đế được chôn cất sau khi ông đột ngột qua đời ở tuổi 32 (có giả thuyết cho rằng ông đã bị đầu độc). Theo những ghi chép trong lịch sử, ông được chôn cất trong một quan tài bằng vàng chứa đầy mật ong. Người ta cho rằng thi hài ông đã được đưa tới Memphis, sau đó được di chuyển đến Alexandria ở Ai Cập và được lưu giữ tại đó đến cuối thời cổ đại.
2013-09-01 15:00:04
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/48718_Da-tim-ra-mo-Alexander-dai-de.aspx