ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Không có chiến tranh, dân Thụy Sĩ muốn giải tán quân đội
Wednesday, September 18, 2013 2:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không tham gia một cuộc chiến tranh nào trong vòng 200 năm, nhiều người Thụy Sĩ đặt câu hỏi liệu nước này có cần tới một lực lượng quân đội lớn bằng quân đội của Áo, Bỉ, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển cộng lại hay không.

Theo hãng tin Reuters, Thụy Sĩ không phải chiến đấu với một kẻ thù bên ngoài nào trong vòng 200 năm qua nhưng quân đội nước này lại đang đối mặt với một cuộc chiến từ bên trong.

Các thành viên gia đình và bạn bè của các tân binh tới thăm một căn cứ quân sự ở Sand bei Schoehnbuehl, Thụy Sĩ.

Nhiều người Thụy Sĩ đặt câu hỏi tại sao nước này lại cần tới một lực lượng quân đội, trong khi không có mối đe dọa trực tiếp nào và nước này có lập trường trung lập từ lâu. Với quân số 150.000 người và chiếm 6% tổng ngân sách, các lực lượng vũ trang Thụy Sĩ có qui mô bằng quân đội Áo, Bỉ, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển cộng lại.

“Không phải ai cũng có thời gian để tham gia chiến tranh”, một tấm áp phích quảng bá của Nhóm hoạt động vì một Thụy Sĩ không có quân đội (GSOA).

Nhóm GSOA đã thu thập được 100.000 chữ kí cần thiết để tham gia cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 22/9 với đề xuất bỏ chế độ quân dịch bắt buộc và thay bằng chế độ tự nguyện.

Được biết trước đề xuất này, quân đội Thụy Sĩ phản ứng khá mạnh mẽ.

Đã từ lâu chế độ quân dịch bắt buộc là chế độ có ý nghĩa hình thành tính cách quan trọng đối với nam giới Thụy Sĩ. Những ai được chọn để trở thành sĩ quan sẽ không chỉ học về kỉ luật và các kĩ năng lãnh đạo mà những trải nghiệm quân đội còn giúp họ trong sự nghiệp kinh doanh.

Hồi đầu tháng Bảy, các giám đốc điều hành và nhân sự từ các công ty nước ngoài đã được mời tới thị sát một cuộc diễn tập quân sự gần Zurich để xem các tân binh rèn luyện kĩ năng tư duy chiến lược, xác định các ưu tiên và hành động chính xác dưới áp lực ra sao.

“Quân đội Thụy Sĩ là môi trường rèn luyện kĩ năng lãnh đạo tốt nhất ở Thụy Sĩ”, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Thụy Sĩ, Trung tướng Andre Blattmann, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bern hồi tháng Tám.

Theo luật của Thụy Sĩ, tất cả nam giới từ 18 tới 34 không bị khuyết tật đều buộc phải phục vụ quân đội.

Các tân binh bình thường phải hoàn thành 260 ngày phục vụ cho quân đội trước khi bước vào tuổi 34.  

Quân đội Thụy Sĩ cho rằng chế độ quân dịch bắt buộc là chất keo kết nối các công dân ở một quốc gia không thuần chủng như Thụy Sĩ. Khoảng 2/ 3 dân số Thụy Sĩ nói tiếng Đức, khoảng 23%  nói tiếng Pháp và 8% nói tiếng Ý.

Trong khi đó, Nikolai Prawdzic, phát ngôn viên nhóm GSOA, cho rằng ý tưởng rèn luyện các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong môi trường quân đội là xu thế lỗi thời trong thế kỷ 21 này.

“Cách đây vài thập kỷ, chúng ta có cơ chế phân định từ trên xuống rất rõ nét, khi bạn đưa ra mệnh lệnh và người khác chỉ biết tuân theo. Nhưng ngày nay nền kinh tế đã thay đổi. Việc hợp tác cùng nhau hành động là điều rất quan trọng nhưng bạn cũng phải làm việc độc lập mà không phải lúc nào cũng nhận lệnh của người khác”, ông nói.

“Có kinh nghiệm quân ngũ không còn là tiêu chí lựa chọn hàng đầu nữa. Thời đại đó đã qua rồi”, Lucas Schellenberg, một giám đốc điều hành tại công ty tuyển dụng quốc tế Stanton Chase, nhận xét.

Dù cho cuộc trưng cầu dân ý có kết quả ra sao, bản thân quân đội Thụy Sĩ cũng có kế hoạch tự cải cách. Theo một đề xuất gửi tới quốc hội để trong vài tháng tới đưa ra bàn bạc, quân đội Thụy Sĩ muốn giảm quân số xuống còn 100.000. Vào thập kỷ 80, quân đội Thụy Sĩ có 800.000 quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Ueli Maurer cho rằng mặc dù nước này không có nguy cơ bị tấn công trực diện nhưng Thụy Sĩ có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột do nước này nằm ở giữa châu Âu và là tâm điểm của các mạng lưới giao thông quan trọng. Ông Maurer lấy ví dụ rằng một cuộc tấn công mạng cũng có thể gây hại cho mạng lưới giao thông của nước này.

Ông cho rằng quân đội muốn được tiếp tục thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin, kĩ sư và kĩ thuật viên tốt nhất quốc gia do bản chất của các cuộc xung đột đã thay đổi và chế độ quân dịch là chìa khóa để thực hiện mục tiêu đó.

“Bây giờ quân đội không còn là một lực lượng gồm các binh sĩ hoạt động ở các hầm công sự, với lưỡi lê trong tay sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương nữa”, ông nói.

Nguồn: Nguoiduatin.vn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.