ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.tapchiamthuc.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mùa nấm mối
Thursday, September 5, 2013 6:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Buổi sáng thức dậy, thấy trời se se lạnh, bố tôi bảo “Trời lạnh thế này chắc là có nấm mối đây”. Mẹ nghe thế liền lên nhà loay hoay kiếm cuốn sổ “bảo bối”, chị Hai ngồi giương mắt nhìn trời rồi …suy tư: “nấm chỗ nào thường mọc sớm nhất ta”.

Những người tìm nấm mối chuyên nghiệp bao giờ cũng có cuốn sổ để ghi lại ngày tháng, địa điểm nấm mọc và cứ thế năm này qua năm khác, họ dựa vào lịch trình ấy để tìm kiếm những khoang nấm mối, dù không phải bao giờ nấm cũng mọc đúng ngày giờ; mà có khi sớm, có khi muộn tuỳ theo thời tiết. Mẹ tôi tuy không phải là dân tìm nấm kỳ cựu, nhưng bà cũng “sắm” cho mình một cuốn sổ như thế, bà bảo: “Vậy may ra mới nhổ được nấm”.

Cứ vào vụ lúa đông xuân, nấm mối ở quê tôi lại thi nhau mọc, thường thì nấm sẽ mọc thành hai lứa, người ta gọi là nấm vụ gieo và nấm cấy. Mùa đông càng lạnh, nấm càng mọc nhiều. Vì là nấm mối, nên ở đâu có ụ mối, ở đó thường mọc nấm. Nấm mối mọc khắp nơi, có khi trong vườn, bên mé đường, hoặc trên các nương rẫy. Người tìm nấm phải tinh mắt, phải chịu khó lặn lội tìm kiếm, mới hái được nấm. Người ta bảo hái nấm phải có cái duyên với nấm, nhưng kỳ thật, ai lanh tay lẹ mắt là được. Có khi người đi trước đã ngó nghiêng kiếm tìm nhưng không thấy, vậy mà người đi sau lại vô tình nhổ được.

Thường bao giờ người ta cũng đi tìm nấm vào sáng sớm, nếu chiều hôm trước nấm chỉ mới nhú lên nhỏ tí hoặc chỉ mới đẩy vỡ miếng đất nhỏ trên đầu thì sau một đêm nấm đã cao lên, hé nhỏ chiếc dù xinh của mình đón chào ngày mới. Vì cạnh tranh nhau nên ai cũng muốn đi tìm sớm để nhổ nấm trước người khác. Ở quê tôi thường có câu “ham như ham nấm” bởi khi đi tìm nấm chỉ cần một người phát hiện ra khoang nấm thì cả đoàn người ào vào tranh nhau có khi làm nát cả một vạt đất lớn, đến nỗi nấm nát tan tành là chuyện thường. Người ở rẫy bên này thấy người ở rẫy bên kia phát hiện ra khoang nấm thì dù băng ruộng băng đồng cũng chạy sang, có khi vừa đến thì người kia đã nhổ sạch không còn một tai.
 

Mùa nấm mối

Người nhà quê đi hái nấm từ rất sớm, trời tinh mơ đã dắt díu nhau lên các nương rẫy kiếm tìm, người trước người sau í a í ới rộn ràng cả xóm quê. Họ đi thật sớm để khi trời vừa sáng, lại hối hả mang nấm về bán cho kịp buổi chợ. Người đi tìm nấm bao giờ cũng có cây dao trong tay để phát quang các bờ bụi rậm rạp nghi ngờ sẽ có nấm. Nón đội đầu là vật không thể thiếu, nó vừa che sương che mưa vừa là vật để đựng cho nấm khỏi dập. Khi phát hiện ra một khoang nấm người ta sẽ phát quang bụi rậm, tìm tới từng ngóc ngách nhỏ nhất bởi những tai nấm màu nâu bằng ngón tay có thể ẩn trong những bụi cỏ, gốc cây hay nấp bên cạnh một hòn đá rất dễ đánh lừa người không tinh mắt

Hồi nhỏ, tôi cũng hay theo chị Hai đi hái nấm. Đêm nằm ngủ cứ trăn trở mong trời chóng sáng để chạy đi tìm. Khi gà vừa cất tiếng gáy đầu tiên, tôi và chị Hai đã lục tục mò dậy, quấn vào cổ chiếc khăn len, mặc chiếc áo thật ấm, mò tìm cây đèn pin mẹ vẫn treo nơi góc nhà. Xong xuôi, hai chị em mò mẫm ra đường làng để lên các rẫy tìm nấm. Tưởng là mình đi sớm nhất nhưng hóa ra lại rất muộn, ra đến những chỗ được đánh dấu ngày nấm mọc, thiên hạ đã nhổ hết trơn, hai chị em chỉ còn biết “bòn” những tai nấm bể, nấm xấu.

Người ta dùng từ khoang để chỉ nấm mọc ở khu vực nào đó. Khoang nấm lớn có thể nhiều đến vài ký, khoang nhỏ thì vài tai đến vài chục tai nấm. Ngay trước nhà tôi có một khoang nấm rất to, vậy mà năm nào cũng bị hàng xóm canh me nhổ mất. Trước đó, cả nhà thay phiên nhau ra canh xem đến khi nào nấm mọc, một hai ngày quên “thăm nom” thế là nấm mọc mà chẳng hay, đến lúc hàng xóm nhổ đầy rá mang về mới biết, cả nhà chỉ còn biết ngồi tiếc hùi hụi. Nhớ nhất một bận trời đang lũ, nước đang chạy quanh vườn mới phát hiện ra khoang nấm đã mọc thế là cả nhà mang tơi mang nón chạy ra vườn nhổ nấm thi với nước lũ đang dâng cao lấp xấp trong vườn nhà.

Mỗi buổi sáng vào mùa nấm mối, dân trong làng thi nhau đi tìm nhưng hầu như là về tay không, người may mắn thì không cần tìm cũng gặp nấm. Người tìm nấm giỏi nhất làng tôi có lẽ là o Liên ở ngay cạnh nhà tôi. O Liên được dân trong làng gọi là “sư phụ nấm”, họ còn gọi o là…con ma nấm vì không bao giờ đi kiếm nấm mà trở về tay không. Hồi nhỏ, mỗi lần đi tìm nấm, o hay rủ tôi theo cho vui, có lẽ vì tôi còn nhỏ nên o cho đi cùng mà không sợ tôi cạnh tranh. Sau những lần hí hửng lon ton chạy theo, thế nào hôm đó nhà tôi cũng có món nấm trong mâm cơm. Đã bảo đi với o có khi nào mà về tay không.

Mùa nấm mối về, phiên chợ quê không bao giờ thiếu những mớ nấm được bày bán nơi góc chợ. Người đi chợ thấy những mớ nấm con con, lại xuýt xoa khen người bán “trời lạnh thế sao mà nhổ được nấm hay thế không biết”. Họ chọn mớ nấm mình ưng ý nhất mua, kông quên phân bua “nhà tôi thích ăn xôi nấm mối lắm”, hay “tụi nhỏ thích nhất là nấm mối đổ chả trứng”.

Một sáng mùa đông, ngồi bên bếp lửa bập bùng, nhâm nhi chén xôi nấm mối nghi ngút khói thì còn gì bằng. Ai về quê tôi giữa mùa đông giá rét này, hẳn sẽ được thưởng thúc món xôi nấm đã trở thành đặc sản quê tôi.

Ngọt ngào hương vị nấm mối
Nấm mối nướng lá nghệ – quà quê dân dã
Nấm mối xào sả

Theo PNO

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.