ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Câu hỏi Tin học cơ sở 1 (lý thuyết chung)
Tuesday, October 29, 2013 23:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


1.1. Hãy làm rõ mối liên hệ giữa các khái niệm thông tin, tín hiệu, dữ liệu.

1.2. Hãy nêu vai trò của thông tin trong cuộc sống.

1.3. Trình bày quan niệm về xử lý thông tin.

1.4. Hãy so sánh các định nghĩa về tin học và thông tin.

2.1. Hãy nêu kiến trúc chung của 1 máy tính.

2.2. Lý do của việc phân biệt khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi.

2.3. Thế nào là thiết bị ra, thế nào là thiết bị vào. Có thiết bị nào có chức năng của thiết bị ra và cả thiết bị vào?

2.4. Phân biệt bộ nhớ ROM và RAM.

2.5. Các loại đĩa trong máy tính là thiết bị truy nhập trực tiếp hay truy nhập ngẫu nhiên?

2.6. Hãy nêu chức năng của CPU.

2.7. Hãy giải thích cơ chế thực hiện lệnh của máy tính.

2.8. Trình bày nguyên lý làm việc của máy tính theo kiến trúc Von Neumann.

2.9. Thế nào là nguyên lý điều khiển theo chương trình?

2.10. Thế nào là nguyên lý truy nhập theo địa chỉ?

3.1. Hãy đổi các số thập phân sau đây ra hệ nhị phân: 5, 9, 17, 27, 23, 14, 6.625

3.2. Hãy đổi các số nhị phân sau ra hệ 10: 11, 111, 1001, 1101, 1011, 110.

3.3. Vì sao người ta dùng hệ nhị phân để biểu diễn thông tin cho MTDT?

3.4. Tính giá trị các biểu thức sau dưới dạng nhị phân
1101 x a – 1101 x (b-a)
a x 1000
b : 100
với a = 111 và b = 1010.

3.5. Đổi các số hệ 2 sau ra hệ 16:
11001110101, 1010111000101, 1111011101, 1100110

3.6. Đổi các số hệ 16 ra hệ 2: 3F8, 35AF, A45, FF6E, C

3.7. Dùng phương pháp bảng hãy chứng minh nốt các công thức đối ngẫu De Morgan, biểu diễn của phép tương đương và kéo theo.

4.1. Người ta nói dữ liệu là hình thức biểu diễn của thông tin. Cũng có người nói dữ liệu là thông tin được xử lý bằng máy tính. Hai cách nói này có mâu thuẫn không?

4.2. Thế nào là dữ liệu số, thế nào là dữ liệu phi số.

4.3. Tại sao cần các chế độ biểu diễn số khác nhau như chế độ dấu phẩy động và chế độ dấu phẩy tĩnh.

4.4. Nêu các phương pháp điều chế tín hiệu.

5.1. Thuật toán là gì. Cho ví dụ.

5.2. Cho tam giác ABC có góc vuông A và cho biết cạnh a và góc B. Hãy viết thuật toán để tính góc C, cạnh b và cạnh c.

5.3. Xác định thông tin vào và thông tin ra cho các thuật toán sau:
a) Rút gọn 1 phân số.
b) Kiểm tra xem 3 số cho trước a, b và c có thể là độ dài 3 cạnh 1 tam giác hay không.
c) Tìm chu vi và diện tích hình tròn có bán kính cho trước.

5.4. Chỉ dùng phép cộng viết thuật toán để từ số tự nhiên n tính n bình phương

5.5. Trình bày tính chất xác định và tính dừng của thuật toán và nêu rõ nghĩa của tính chất này.

6.1. Khái niệm phần mềm.

6.2. Dữ liệu có phải phần mềm không.

6.3. Nêu những đặc điểm phân loại giữa 3 lớp phần mềm: phần mềm ứng dụng, phần mềm công cụ và phần mềm hệ thống.

6.4. Kể 1 số tiện ích mà bạn biết.

6.5. Virus thuộc loại phần mềm gì. Chống virus thuộc loại phần mềm gì.

6.6. Kể 1 số phần mềm nhúng mà bạn biết.

7.1. Trình bày các khái niệm và các chức năng của hệ điều hành.

7.2. Hãy so sánh hệ điều hành DOS và Windows về phương diện chức năng.

7.3. Thế nào là hệ điều hành đa nhiệm và lợi ích của nó.

7.4. Với máy vi tính có cần chế độ spooling hay không.

7.5. Các máy vi tính là máy chủ yếu dùng với mục đích cá nhân, có cần chế độ phân chia thời gian hay không.

7.6. Chế độ đa nhiệm và đa người dùng có khác nhau không và khác nhau thế nào.

7.7. Trình bày lý do và các làm việc của hệ điều hành ở chế độ bộ nhớ ảo.

8.1. So sánh ngôn ngữ thuật toán với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.

8.2. Kể tên 1 số ngôn ngữ thuật toán mà bạn biết.

8.3. Nêu các bước thực hiện 1 chương trình trên ngôn ngữ thuật toán.

8.4. Phân biệt lỗi cú pháp và lỗi ngữ nghĩa.

8.5. Phân biệt chế độ thông dịch và biên dịch.

9.1. Mô tả 1 số mô hình xử lý phân tán: mô hình dùng chung thiết bị, mô hình khách chủ và mô hình ngang hàng.

9.2. Khái niệm mạng máy tính

9.3. Phân biệt mạng cục bộ và mạng rộng.

9.4. Nêu những tô pô cơ bản của mạng cục bộ.

9.5. Trình bày và so sánh các mô hình xử lý cộng tác.

10.1. Giải thích các cách nói nề internet: internet là kho thông tin của nhân loại, internet là mạng của các mạng, internet là mạng toàn cầu của chung, internet là mạng rộng toàn cầu theo giao thức TCP/IP

10.2. Mô tả hệ thống địa chỉ của internet. Tại sao lại phải chia địa chỉ internet ra thành các lớp. Chỉ ra các địa chỉ sau thuộc lớp nào: 203.163.0.144, 193.24.56.78, 253.123.54.172

10.3. Mô tả giao thức chọn đường

10.4. Mô tả giao thức tên miền.

10.5. Nêu cách tiết lập tên miền theo thông lệ.

11.1. Nêu các công việc phải làm đối với 1 bài toán quản lý để làm những công việc tương ứng khi phải làm việc với máy tính. Xét 1 ví dụ cụ thể như quản lý thư viện trên thực tế để hình dung cần làm những việc gì trên máy tính.

11.2. So sánh để làm rõ đặc trưng của các ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng quản lý.

11.3. Kể 1 số ứng dụng tin học thuộc các lĩnh vực khác với quản lý hoặc KHKT.

12.1. Phân biệt các loại phần mềm xấu: virus, worm, trojan, rootkit.

12.2. Thế nào là tấn công từ chối dịch vụ.

12.3. Bạn biết gì về virus và các chương trình chống virus.

12.4. Nêu 1 số hình thức tội phạm tin học.

12.5. Thế nào là sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền sở hữu quyền tác giả. Biểu hiện cụ thể đối với phần mềm.

Nguồn: Các khái niệm cơ bản của Tin học. Đào Kiến Quốc, Trương Đình Thuận. NXB ĐH quốc gia Hà Nội, quý 4 năm 2011.

Filed under: Tin học Tagged: Tin học cơ sở 1

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.