ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Mỹ ‘dịu giọng’ với Iran?
Wednesday, October 30, 2013 0:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ tư 30/10/2013 14:00

Từ khi ông Hassan Rouhani lên thay thế cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, lập trường và thái độ của Iran đối với phương Tây đã gần như thay đổi hoàn toàn. Người đàn ông Hassan Rouhani này là ai? Ông có ‘vũ khí’ gì để có thể tạo lên sự thay đổi lớn đến vậy khi người quyết định các chính sách ngoại giao và hạt nhân của Iran là lãnh tụ tối cao chứ không phải là Tổng thống.

Trước khi Rouhani trúng cử Tổng thống, một số nhà quan sát Iran ở Mỹ đã xem Rouhani là nhân vật có khả năng nhất trong việc giảm bớt những căng thẳng của Iran đối với các nước phương Tây và thậm chí là tiết giảm những bế tắc hạt nhân của nước này. Mặc dù chính sách ngoại giao và vấn đề hạt nhân là do Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei chứ không phải do tổng thống quyết định, nhưng đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các nước phương Tây có lý do để lạc quan về Iran.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani 

Từ khi lên làm tổng thống, ông Rouhani đã cho thấy nhiều tín hiệu rằng ông là người ủng hộ cho việc làm giàu uranium vì mục đích hòa bình; ông sẽ thỏa hiệp, sử dụng các biện pháp ngoại giao và hợp tác trong việc minh bạch các chương trình hạt nhân của Iran. Tất cả những dấu hiệu đó đem lại hy vọng trong việc giảm căng thẳng giữa Iran với phương Tây.

Ông đã dẫn đầu các cuộc đàm phán hạt nhân của Iran từ năm 2003 đến 2005. Trong suốt thời gian đó, Iran đã đồng ý dừng làm giàu hạt nhân và tăng cường hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân quốc tế. Trong thời gian làm việc dưới thời Tổng thống Mohammaed Khatami, ông đã viết cuốn hồi ký 1.200 trang với tiêu đề “An ninh Quốc gia và Ngoại giao Hạt nhân”. Nội dung của cuốn sách này bảo vệ một chương trình làm giàu hạt nhân hòa bình nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp ngoại giao với phương Tây.

Thật khó có thể mong đợi được việc sẽ có một sự đảo ngược bất ngờ trong chương trình hạt nhân của Iran hay lập trường của Iran với phương Tây. Tuy nhiên, ít nhất hiện nay, Iran đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác và đàm phán. Ngoại trưởng hiện tại của Iran gần đây đã gửi một bức thư tay cho Lãnh tụ Tối cao Khamenei để kêu gọi đàm phán với Mỹ. Theo nhiều nguồn tin thân cận, Tehran và Washington dường như đang thận trọng tìm kiếm một cuộc đối thoại trực tiếp nhằm giải quyết những khúc mắc giữa hai nước.

Báo Washington Post đã từng viết rằng ông Rouhni đã giành được sự ủng hộ đặc biệt từ những người Iran có tư tưởng tự do khi ông tham gia phong trào cải cách cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, trước khi Mahmoud Ahmadinejad lên nắm quyền vào năm 2005. Rouhani rất quan tâm đến quyền của phụ nữ, của các dân tộc thiểu số và quyền tự do ngôn luận.

Hassan Rouhani trở về sau cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. hồi tháng Chín.

Lời kêu gọi của ông Rouhani trong chiến dịch bầu cử dường như đã thể hiện được phần lớn lập trường của ông đối với các vấn đề xã hội và nền kinh tế trong nước. Những vấn đề này có liên quan với nhau; sự cô lập của Iran đối với cộng đồng quốc tế và lạm phát phi mã mà đất nước này phải gánh chịu là do những biện pháp trừng phạt quốc tế đối với các chương trình hạt nhân. Hãng tin Guardian đã dẫn lời Rouhani trong một cuộc tranh luận gần đây rằng: “Những mục tiêu của chúng ta chỉ quay đúng hướng khi nền kinh tế quốc dân quay đúng hướng”.

Ông Rouhani sẽ không dễ dàng sẵn sàng ‘qua mặt’ Khamenei, nhà lãnh tụ tối cao, người có quyền lực cao nhất về các vấn đề chính sách quân sự trong và ngoài nước và được xem là rất cứng rắn. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong chiến dịch bầu cử, mặc dù ông Rouhani nói lên những quan điểm đó của mình, nhưng cơ quan tư pháp Iran, được cho là có quan hệ chặt chẽ với nhà Lãnh tụ Tối cao này, chuyên rà soát các ứng cử viên tổng thống để cấm những ứng cử viên không đủ điều kiện tham dự nhưng lại cho phép Rouhani tiếp tục chiến dịch bầu cử.

Theo Trita Parsi, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Iran – Mỹ (NIAC) cho rằng có ba lý do giải thích vì sao Rouhani có thể ‘lấn lướt’ Khamenei và đưa Iran hướng tới thỏa hiệp. Đầu tiên, ông đã dùng những nhân vật hành động một cách thực tế và những nhà kỹ trị có cùng mục đích thay cho những người có đường lối cứng rắn ở những vị trí bộ trưởng và trong các tổ chức quan trọng. Thứ hai, ông đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm ‘lợi ích chung’ giữa phương Tây và Iran, đem lại những thỏa thuận có lợi cho cả Mỹ và Lãnh tụ Tối cao Khamenei. Và thứ ba, ông hiểu được những rủi ro đối đầu sẽ nhiều hơn những rủi ro thỏa hiệp, và sử dụng chúng để làm đối trọng với những quan chức có đường lối cứng rắn.

Rouhani có thể sẽ giúp nhà lãnh đạo tối cao có cơ hội tiếp cận một cách hòa giải hơn đối với phương Tây mà không ảnh hưởng gì tới lập trường cứng rắn của ông này. Suzanne Maloney, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings cho rằng với vai trò là người thương thuyết, đã khiến Iran nhượng bộ về vấn đề hạt nhân trước đây, ông có thể một lần nữa tìm ra được một thỏa thuận mà Lãnh tụ Tối cao mong muốn.

Bà Maloney đã so sánh thời điểm này với năm 1988, khi Lãnh tụ Tối cao Ruhollah Khomeini khi đó muốn kéo Iran ra khỏi cuộc chiến 8 năm ở Iraq nhưng lại không dám tuyên bố điều đó. Thay vào đó, ông đã bổ nhiệm Ali Akbar Hashemi Rafsanjani làm Tư lệnh quân đội Iran và ra lệnh cho ông này thực hiện chỉ thị ngầm là kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Hassan Rouhani xuất hiện đem lại hy vọng sẽ chấm dứt được tình trạng đóng băng giữa Iran với phương Tây, và biết đâu đó là điều mà Lãnh tụ Tối cao của Iran đang mong muốn.

Phạm Khánh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.