Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ ước tính Biển Đông có 11 tỉ thùng dầu thô và 5.400 tỉ mét khối khí đốt trong Bộ Đất đai và Khoáng sản Trung Quốc cho rằng Biển Đông có từ 169 – 220 tỉ thùng dầu và 16.000 tỉ mét khối khí đốt.
Cho dù số liệu thật là bao nhiêu thì nguồn tài nguyên nằm dưới biển Đông nếu được khai thác sẽ hứa hẹn một sự bùng nổ kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, chữ “nếu” ở đây rất lớn.
Một vấn đề là chuyện tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông. Tờ The Financialist của Tập đoàn Credit Suisse nhận định rằng: “Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường. Đương nhiên là Việt Nam và cả Philippines không thể đồng tình với điều này”.
Kiểm soát quần đảo Trường Sa không chỉ là mở rộng thêm phần đất đai (vì các hòn đảo không lớn lắm), mà chính là kiểm soát vùng biển xung quanh và cả một khu vực rộng lớn dầu mỏ và khí đốt còn chưa được khai thác.
Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nước này hiện đang nhập khẩu mỗi ngày 9,2 triệu thùng dầu thô, dự kiến từ nay cho đến năm 2020, từ những vùng xa xôi ở châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin.
Phần lớn lượng dầu này được vận chuyển qua các vùng không ổn định về mặt địa lý như Eo biển Hormuz ở Vịnh Ba Tư hoặc Eo biển Malacca – tuyến đường thủy quan trọng ở Đông Nam Á và là nơi ưa thích của các tên cướp biển quốc tế. “Do vậy,” tờ báo nêu, “nếu chiếm được kho dầu mỏ ở biển Đông thì Trung Quốc giảm thiểu được các nguy cơ từ việc nhập khẩu dầu”
“Nhưng chuyện này sẽ không thể diễn ra dễ dàng như âm mưu của Trung Quốc” The Financialist viết. “Năm ngoái, tập đoàn dầu khí quốc gia CNOOC của Trung Quốc đã rao đấu thầu 9 ô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phản ứng giận dữ của Việt Nam đã khiến không một công ty dầu khí quốc tế nào nộp đơn đấu thầu. Hơn thế nữa, ngoài những đối đầu quân sự liên tiếp, mà gần đây nhất là đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines năm 2012, cho thấy một sự thỏa hiệp rộng lớn sẽ không dễ đạt được một sớm chiều”.
Theo Motthegioi.vn