1. Những loài ếch Châu Phi có con đực sinh con do nhiễm thuốc trừ cỏ
Theo một nghiên cứu gần đây, 40 loài ếch châu Phi từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành đều phải sống trong môi trường chứa hóa chất Atrazine, một loại hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại thuốc diệt cỏ. Qua nghiên cứu các loài ếch cho thấy, 10% trong số 40 loài ếch này có con đực phát triển thành con cái.
Sau khi bóc tách 2 trong số 4 loài ếch trên, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng mang DNA tính đực nhưng lại có buồng trứng. Khi nó giao phối với các con ếch đực khác thì sẽ đẻ trứng và nở ra con đực. Theo phân tích, chính Atrazine đã làm giảm tinh trùng testosterone ở ếch làm cho những con ếch đực có xu hướng giao phối với nhau chứ lại không phải là giao phối với con ếch cái. Rất có thể chính Atrazine là thủ phẩm làm “chuyển giới” ở loài ếch tại Châu Phi.
2. Cá bass đực ở Mỹ thành lưỡng tính do thuốc trừ sâu
Cũng như những con ếch đực ở Châu Phi bị biến dị do chất Atrazine thì những con cá bass ở Mỹ cũng được chứng minh là bị ảnh hưởng bởi loại thuốc trừ sâu. Năm 2004, các nhà nghiên cứu phát hiện ra cá bass nam đẻ trứng trên sông Potomac. Nguyên nhân được cho là do tác động của các hóa chất do con người và vật nuôi thải ra.
Theo một cuộc khảo sát xung quanh khoảng thời gian này, 42% cá bass đực tại đây có dấu hiệu phát triển lưỡng tính, có cả 2 tinh hoàn và mô buồng trứng, còn 79% số cá bass đực có hành vi giao phối bất thường. Một năm sau, những con cá đực kiểu này cũng đượng tìm thấy ở vùng West Virginia .
Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận thuốc chống trầm cảm và các hợp chất nước thải khác làm gián đoạn các hệ thống nội tiết của cá đực và làm cho chúng trở nên nữ tính và đẻ trứng .
3. Cá ngựa đực có túi ấp trứng và thụ thai
Không giống với hai loài vật trên, cá ngựa đực có khkar năng mang thai và sinh sản một cách tự nhiên nhờ những túi chứa chứng. Vào mùa giao phối khi các con cá ngựa đực tranh nhau giành bạn tình nhưng không để thụ thai cho cá cái mà lấy trứng cho vào túi ấp trứng.
Sau đó những quả trứng này sẽ được chính cá ngựa đực dùng tinh trùng của mình thụ thai. Nó sẽ mang thai trong khoảng 3 tuần với cái bụng phình to và khó có thể di chuyển đuổi bắt mồi. Sau ba ngày đau đẻ, trung bình mỗi con cá ngựa đực có thể cho ra đời 200 chú cá ngựa con.
4. Cá chìa vôi đực sinh con
Cũng giống với cá ngựa, cá Chìa vôi (Pipefish) đực có thể mang trứng trong một túi bảo vệ trước khi sinh. Nó có một loại gene hỗ trợ các túi bảo vệ này và cho phép cá đực mang thai. Loại gene đó được gọi là patristacin có thể điều chỉnh lượng muối trong bụng cá.
Điều thú vị là, loại gene này còn được tìm thấy trong cả cá ngựa và trong thận cũng như gan của nhiều loài cá xướng sống khác.
5. Cá Rồng biển thân cỏ đực mang thai ở đuôi
Khác với cá ngựa, cá Rồng biển thân cỏ trông giống như một cây rong biển nổi mang trứng lấy từ con cá cái rồi ấp ở phần đuôi bằng một ống dài. Nó có thể chăm sóc khoảng 250 trứng mỗi lần. Sau khi vào túi, 9 tuần sau trứng sẽ nở thành con.
Khi đã sẵn sàng sinh con, cá rồng đực sẽ quẫy đuôi bắn những con cá con ra trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ. Nhưng chỉ có khoảng 5% cá con có thể tồn tại sau khi sinh và tự sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra.