Nhìn lại cuộc đời cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Thursday, December 5, 2013 19:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Sáng kiến của Mandela cùng với sự đáp lại của De Klerk đã cung cấp cho thế giới một ví dụ về giải pháp hòa bình và khôn ngoan cho những mâu thuẫn mà nhiều người nghĩ rằng không thể hàn gắn được.
Ấu thơ
Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, trong ngôi làng hẻo lánh Mvezo ở miền Đông Nam nước Nam Phi. Nelson Mandela thuộc chi nhỏ nhất của dòng họ phong kiến Thembu, trị vì các lãnh thổ Transkei thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Tuy nhiên, vì ông là con trai của Inkosi với một người vợ thuộc bộ tộc Ixhiba, các con cháu thuộc chi này tuy vẫn thuộc Hoàng gia nhưng không bao giờ được thừa kế ngai vàng Thembu.
Ông được đặt tên là Rolihlahla (có nghĩa là “kẻ gây rắc rối”) cho tới những ngày đầu tiên đi học. Cô giáo của ông đã đặt cho ông tên tiếng Anh là Nelson.
Ông được chào đón ở thành phố mỏ Randfontein năm 1993
Mandela đã bị thu hút bởi chính trị khi còn niên thiếu, khi ông nghe người lớn nói về sự tự do mà họ có được trước khi người da trắng cai trị.
“Trong số những câu chuyện cổ tôi được nghe có những câu chuyện về cuộc chiến của tổ tiên nhằm bảo vệ quê hương”, ông đã nói như vậy trong phiên tòa năm 1964 khi bị buộc tội ngầm phá hoại.
Mandela đi học trường truyền giáo thuộc Hội Giám lý. Ông bỏ nhà đi năm 23 tuổi để phản đối một cuộc hôn nhân được sắp xếp bởi một người giám hộ da trắng.
Sự nghiệp đấu tranh
Sau khi trở thành luật sư và thành lập hãng luật da màu đầu tiên ở Nam Phi, ông đã giúp biến Đảng Quốc đại (ANC) từ một tổ chức của các giáo viên, người thuyết giáo và các trí thức khác trở thành phong trào được hậu thuẫn bởi liên đoàn lao động.
Ông chuyển từ đấu tranh chính trị không bạo lực sang giải phóng có vũ trang sau sự kiện cảnh sát giết hại 69 dân thường ở Sharpeville năm 1960. Đây là những người đã tổ chức biểu tình yêu cầu cho phép người da màu có hộ chiếu nội địa.
Ông trở thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo cánh vũ trang của ANC (Umkhonto we Sizwe). Ông học tập chiến tranh du kích của Algeria và sắp xếp các buổi luyện tập bán quân sự cho nhóm mình ở Tanzania trước khi bị bắt khi trở lại Nam Phi.
Mandela thăm lại nhà tù ở đảo Robben, nơi ông trải qua 19 trong tổng số 27 năm tù
Năm 1964, ông tuyên bố ước mơ xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Khi bị bắt, ông vẫn từ chối công nhận ANC là lực lượng đấu tranh vũ trang, mặc dù đó là cái giá để ông có được tự do. Cuối những năm 1980, ông có các cuộc đàm phán bí mật với chính phủ.
Trong suốt thời kỳ Mandela bị giam giữ, đã có nhiều áp lực ở trong cũng như ngoài nước đòi chính quyền Nam Phi phải trả tự do cho ông, với khẩu hiệu nổi tiếng Free Nelson Mandela! (Nelson Mandela Tự do).
Trả tự do
Đến năm 1989, Nam Phi có sự chuyển biến khi Botha bị đột quỵ và Frederik Willem de Klerk thay thế vào vị trí tổng thống. De Klerk đã cho phép ANC trở lại Nam Phi và trả tự do cho Mandela vào ngày 11/2/1990. Như truyền thông quốc tế miêu tả, Mandela xuất hiện từ phía sau cánh cổng nhà tù trong bộ comple, cùng với vợ ông “bước trên con đường dài vươn tới tự do” trước sự ủng hộ của hàng nghìn người đang chen lấn để nhìn thấy người anh hùng của họ.
Nelson Mandela và người vợ Winnie Mandela sau khi ông ra tù ngày 11/2/1990
Sau khi được trả tự do, Mandela trở lại làm lãnh đạo ANC, rồi từ năm 1990 đến 1994, ông lãnh đạo đảng này trong cuộc thương lượng đa đảng dẫn tới cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên trong nước.
4 năm đàm phán dẫn đến cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào tháng 4/1994. Đây là sự kiện đầy bạo lực trong lịch sử của Nam Phi, với sự nổi lên của ám sát được sự hậu thuẫn của nhà nước và những cuộc biểu tình hỗn loạn.
Cuối cùng, sáng kiến của Mandela cùng với sự đáp lại của De Klerk đã cung cấp cho thế giới một ví dụ về giải pháp hòa bình và khôn ngoan cho những mâu thuẫn mà nhiều người nghĩ rằng không thể hàn gắn được.
Năm 1993, ông được trao giải Nobel Hòa Bình.
Cuộc chiến chống HIV
Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn đóng góp khi phê phán sự can thiện của Nam Phi vào nước láng giềng Zimbabwe và cam kết sẽ cung cấp điều trị miễn phí cho những người có HIV ở Zimbabwe.
Tiếng nói của ông ngày càng trở nên có trọng lượng. Trước khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở Iraq năm 2003, ông đã khẳng định George W. Bush là một “Tổng thống không thể suy nghĩ thấu đáo”.
Ông cũng mở lòng hơn về bản thân. Tại một hội thảo về bệnh lao, ông tiết lộ mình đang điều trị căn bệnh này. Ông là người đi đầu trong cuộc chiến chống lại AIDS, ủng hộ tinh thần cho những người có HIV và tiết lộ rằng 3 người trong gia đình ông đã qua đời vì căn bệnh này.
Hình ảnh Mandela và người vợ thứ ba Graca Machel tại World Cup 2010
Mandela đã kết hôn ba lần. Ông kết hôn với người vợ thứ ba là vào năm 1998. Ông cũng có 3 cô con gái.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg