ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: bongda.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
TTVN được gì từ sân chơi SEA Games? (Kỳ 1): “Hội làng” SEA Games
Thursday, December 26, 2013 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ mục đích tham gia để hội nhập với sân chơi khu vực, nhưng do căn bệnh thành tích, hầu hết các quốc gia ĐNA đều biến SEA Games thành nơi để chia chác hay thậm chí là tranh thủ vơ vét huy chương. Cũng vì thế, đã xảy ra bao chuyện hỷ nộ ái ố ở cái sân chơi vùng trũng này.

>> Từ làm nông đến nhặt rác: Những HCV vượt khó ở SEA Games 27
>> SEA Games không có lỗi, Việt Nam có tội!
>> Hậu SEA Games: 685 triệu đổi một huy chương vàng
>> Việt Nam sẽ đấu tranh đòi quyền lợi ở SEA Games 28

Mặc cả, chia chác huy chương

Đã trở thành thông lệ, trước mỗi kỳ SEA Games, các nước trong khu vực sẽ ngồi lại với nhau để thống nhất số lượng huy chương, các bộ môn thi đấu…Tiếng là cuộc họp Hội đồng thể thao ĐNA, nhưng chẳng khác nào cái chợ. Một quan chức ngành thể thao Việt Nam cho biết, ngay từ cuộc họp này, các đoàn đã có thể tính được số lượng HCV, dù SEA Games chưa diễn ra.

Đội karate bị cướp trắng trợn HCV

Nước chủ nhà tất nhiên có lợi thế nhất bởi quyết định được nhiều nội dung thi đấu. Vì thế, ở hầu hết các kỳ SEA Games, các nước chủ nhà đều đưa vào các thế mạnh của mình nhằm giành nhiều HCV nhất có thể. Chẳng hạn như Myanmar lần này, đã đưa vào những môn chẳng mấy nước chơi như Chinlone, đua thuyền truyền thống…Trong khi đó, các quốc gia muốn có một vài thế mạnh của mình ở đại hội, sẽ phải mặc cả huy chương với chính các đối thủ.

Theo điều lệ, các môn thi đấu sẽ được tổ chức nếu có sự đồng ý của ít nhất 3 quốc gia trở nên. Chính vì thế, để thuyết phục các nước đồng ý tham dự môn đó, nước đề xuất buộc phải chia sẻ HCV cho các nước. Vì thế mới có chuyện Myanmar nhường lộ liễu 2 HCV ở môn tủ Chinlone cho Thái Lan, Việt Nam cũng chia sẻ nhiều bộ huy chương vovinam cho Myanmar và một số nước khác.

Nhiều năm qua, đã trở thành “luật bất thành văn” ở sân chơi khu vực, trước khi SEA Games tranh tài là các nước phải mặc cả nhau một cách công khai số bộ huy chương. Ngoài ra, nếu không có VĐV tham dự hoặc nhận thấy thế mạnh của đối thủ, nhiều quốc gia cũng sẵn sàng bỏ phiếu gạt bỏ những môn thể thao Olympic. Như tại SEA Games này, Myanmar đã bỏ 2 môn cơ bản trong hệ thống Olympic là TDDC và đấu kiếm, khiến đoàn TTVN mất ít nhất hơn 10 HCV.

SEA Games luôn được xem là “Hội làng” cũng bởi bản chất như vậy. Nước nào tham dự đại hội cũng muốn đưa vào chương trình thi đấu những môn thể thao đặc thù của quốc gia mình nhằm mục đích quảng bá, còn các nước chủ nhà thì tìm cách gặt hái huy chương vàng càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, ai cũng có phần, nếu như biết thương lượng, mặc cả nhau cho khéo.

Những chuyện bi hài

Vẫn biết SEA Games chỉ là sân chơi “Hội làng”, nhưng kỳ SEA Games nào cũng vậy, luôn xảy ra những câu chuyện bi hài, đầu nước mắt của sự tức tưởi, ấm ức. Với chủ trương vơ vét huy chương, nước chủ nhà bằng nhiều cách sẽ chèn ép các đối thủ một cách lộ liễu.

Ngay trong những ngày thi đấu đầu tiên tại SEA Games 27, đội tuyển kata (karate) Việt Nam bị xử ép một cách trắng trợn trước đối thủ chủ nhà, khiến người xem không khỏi ngán ngẩm. Trong trận chung kết này, bộ 3 võ sĩ đẳng cấp hàng đầu thế giới của Việt Nam là Hoàng Ngân-Thanh Hằng-Thu Hà đã có màn biểu diễn không thể thuyết phục hơn. Tại nhà thi đấu Wanna Theikdi, ngoài các CĐV của Myanmar, thì những CĐV trung lập đến từ các đoàn trong khu vực đều đứng dậy vỗ tay khen ngợi đội Việt Nam.
SEA Games, tuột vàng, nước mắt, xử ép

Rất nhiều những giọt nước mắt tức tưởi vì bị trọng tài xử ép

Tưởng như cầm chắc tấm HCV trong tay, nhưng điều lo lắng trước ngày lên đường tham dự SEA Games của đội tuyển karate đã đến. Trong 5 trọng tài, có tới 4 trọng tài đã chấm điểm cho nước chủ nhà Myanmar-đội thi đấu rất non nớt, các động tác đều thiếu sự thuẩn thục.

Dù chuẩn bị tâm lý xử ép, nhưng trong một trận đấu được HLV Lê Công nhận xét là “ta 7 điểm, họ 3 điểm”, còn Trưởng bộ môn karate Việt Nam Vũ Sơn Hà khẳng định “một trời một vực”, nhưng Myanmar lại là đội giành chiến thắng.

Quá bất bình và bức xúc, các võ sĩ Việt Nam đã ôm mặt bật khóc ngay trên thảm đấu, còn BHL đội tuyển karate Việt Nam như chết lặng.

Ở những môn chấm điểm cảm tính như biểu diễn, vấn đề trọng tài đã trở thành muôn thủa, nhưng chúng ta bị mất vàng như thể bị “cướp” như vậy, còn gì đau đớn hơn. Quyết đòi lại công bằng, hôm qua đội tuyển karate Việt Nam đã gửi đơn khiếu kiện lên Tổng trọng tài của giải và Chủ tịch Hội đồng trọng tài Liên đoàn karate châu Á. Sau đó, Tổng trọng tài người Pháp Octegar đã phải thừa nhận các trọng tài có mắc sai sót, khiến đội Việt Nam bị thua oan. Tuy nhiên, kết quả thì vẫn giữ nguyên, không thể thay đổi.

Trường hợp của karate chỉ là một trong rất nhiều trường hợp cười ra nước mắt tại SEA Games năm nay. ĐKVĐ Phạm Thị Bình bị cướp HCV môn đi bộ vì đối thủ…chạy về đích; lực sĩ Phạm Văn Mách bị mất HCV vì BTC tráo nhạc nền; Võ sĩ Bùi Thị Quỳnh ở môn Muay đánh cho đối thủ “te tua”, nhưng vẫn bị xử thua. Cũng ở môn Muay, nhà VĐTG Nguyễn Trần Duy Nhất đánh đối thủ người Lào chạy quay võ đài, nhưng vẫn không là người chiến thắng vì trọng tài trong trận đấu này là người…Lào.

SEA Games được ví như “ao làng” vì ngày càng xa dần với tiêu chí và điều lệ hoạt động của mình, khi trình độ chuyên môn đi xuống, nhưng những trò tiểu xảo, những phán quyết thiếu công tâm, thậm chí trắng trợn của đội ngũ trọng tài đang ngày càng trở nên nhức nhối.

Đáng tiếc nhất là bệnh thành tích chính là căn bệnh thâm căn cố đế của nền thể thao khu vực, cờ đến ai người đó phất. Nói một cách dễ hiểu, cứ nước nào đăng cai SEA Games là sẽ giở mọi chiêu trò để vơ vét huy chương. Thế mới có chuyện những nước chỉ đứng ở hạng 7-8 khu vực như Myanmar, kỳ SEA Games trước chỉ giành hơn chục HCV, nhưng kỳ này vọt lên tới 86 HCV, tức là tăng tới hơn 700%.

>> Từ làm nông đến nhặt rác: Những HCV vượt khó ở SEA Games 27
>> SEA Games không có lỗi, Việt Nam có tội!
>> Hậu SEA Games: 685 triệu đổi một huy chương vàng
>> Việt Nam sẽ đấu tranh đòi quyền lợi ở SEA Games 28

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.